Việt Nam phải đi về
đâu? Hành động ra sao?
Là hai câu hỏi đang ngày đêm ám ảnh mọi người, mọi gia đình Việt Nam hôm
nay.
Bài viết sau đây của tác giả Nguyễn Định Tường đã
được các báo điện tử Việt Ngữ đăng tải đã lâu. Xét thấy bài viết vẫn còn nguyên
giá trị đối với tình hình của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay của
toàn dân Việt Nam nên chúng tôi đề nghị quý ban biên tập hãy cho đăng lại để đồng
bào Việt Nam và mọi đảng viên cộng sản đều biết rõ về lịch sử tội ác kinh hoàng
của đất nước mà đảng cộng sản không ngớt đề cao mối liên hệ “bốn tốt, mười sáu
chử vàng”!
Trân trọng cảm ơn.
Ngày 15/01/2014
Xuân Quang.
Cách Mạng Cộng Sản Trung Hoa Có Gì Lạ?
Phong trào Diên An chỉnh đảng, 1941 -1945. Yan’an
Rectification.
Diên An là một tỉnh ở xa về phía bắc
Trung hoa. Do địa thế thiên nhiên, dễ phòng thủ, khó bị tấn công. Năm 1930,
Diên An là vùng đất không có sự thù nghịch, ở đây chỉ có tình bạn và sự thân
thiết, không có tham nhũng, nhưng cuộc chỉnh đảng đã thay đổi tất cả.
Sau cuộc Vạn lý Trường chinh – Long
March – quân CS bị quân đội Quốc Dân Đảng của Thống chế Tưởng Giới thạch
(Chiang Kai Shek) rượt đuổi từ miền đông sang miền tây nam Trung Hoa rồi ngược
lên miền bắc…sau khi chịu nhiều tổn thất. Đệ nhất lộ quân (100 ngàn người) do
Mao Trạch Đông chỉ huy đã về đến Diên An, một vùng đất hẽo lánh về phía bắc
Trung Hoa gần Nội Mông, tháng 10 năm 1935 với khoảng 8 ngàn quân. Sau những tổn
thất vì giao tranh, đạo quân 100 ngàn người của Mao chỉ còn lại không đến 7
ngàn người. Trên đường lui quân, Mao Trạch Đông đã cướp bóc, tịch thu của cải,
súng ống của những gia đình địa chủ và mộ thêm binh lính, tổng cộng có khoảng 8
ngàn quân khi về đến Diên An. Tổng số 300 ngàn đảng viên còn lại 40 ngàn.
Đệ tứ lộ quân do Zhang chỉ huy cũng
về đến đây nhưng quân đội của ông này bị tiêu diệt - Zhang là người sáng lập
đảng CS Trung Hoa, cho mãi đến sau này, không bao giờ Zhang dám thách thức
quyền lực của Mao - Một năm sau, Đệ nhị
lộ quân do Hạ Long (He Long) chỉ huy – người trở thành nguyên soái sau này –
cũng bị thiệt hại nặng và cũng về đến Bao’an, Shianxi, ngày 22 tháng 10, 1936
để kết hợp với quân đội của Mao. Giai đoạn này được biết như là sự liên hiệp
của 3 đạo quân, tổng kết thiệt hại hết 9/10 quân số. Chấm dứt cuộc Vạn Lý
Trường Chinh.
1941. Sáu năm sau
ngày về được Diên An, vào giai đoạn này
đảng CS Trung Hoa có khoảng 800 ngàn đảng viên (nhờ vào khẩu hiệu ruộng đất cho
dân cày) nhưng chỉ vài người trong số 150 đảng viên hàng đầu là những người đưa
ra những quyết định. Sau hội nghị Zunvi, Mao nắm quyền lãnh đạo trung ương đảng
CS, tuy vậy vị thế của Mao Trạch Đông vào lúc này vẫn chưa là vị thế quyền lực
áp đảo, ngay cả khi Mao thắng cuộc tranh giành quyền lực với Zhang Guotao. Vị
thế của Mao Trạch Đông vào giai đoạn này đồng hàng với nhiều đảng viên hàng đầu
khác của đảng CS Trung Hoa như Zhou Enlai (Chu Ân Lai), Wang Ming, Zang
MinTian…
Hơn nữa, những đóng góp của Mao cho
cách mạng ở vùng nông thôn và tình trạng là một lãnh đạo cấp cao của Mao vẫn
còn bị ngi ngờ bởi nhưng lãnh đạo cao cấp khác như Xiang Zhongfa, ZhangGuotao,
Li Lisan và những người trí thức như Zhou Enlai, Qu Qiubai, và 28 thành viên
Bolsheviks (được đào tạo từ Liên Xô), Không như Wang Ming, Mao đã không được
quốc tế 3, Comintern 3, tức Cộng sản Nga…công nhận.
Giai đoạn 1
Cuộc chỉnh đảng được Mao Trạch Đông
chuẩn bị từ năm 1941 bằng việc lôi kéo phe cánh, cô lập từng đối thủ đối thủ
chính trị một của phe Bolsheviks gồm 28 người, triệt hạ quyền lực của bộ ba
đang lãnh đạo quân đội đồng thời tìm cách nắm lấy quyền thường trực điều khiển
quân đội, Mao Trạch Đông đã nắm được quyền lực tối cao trong tay.
Giai đoạn 2
Năm 1942, phong trào chỉnh đảng được tiến
hành… Từ phiên họp khoáng đại lần thứ 4 của
quốc hội khóa 6… 28 đảng viên thuộc phe Bolsheviks, thủ lỉnh của nhóm
này là Wang Ming đã học ở Moscou và được sự hổ trợ của Quốc tế CS 3 (Comintern
- Liên Xô) đang nắm quyền kiểm soát trung ương đảng CS Trung Hoa. Để phân biệt
rõ, Mao gọi những đồng chí này là đã ủng hộ cho nguyên nhân sai trái (ủng hộ
Nga Xô)
Bằng cách này, trước hết Mao làm cho
mình hơn hẳn về tinh thần và về chính trị. Thứ hai là phân loại những đối thủ
chính trị và những đối thủ đáng gờm thành 2 nhóm. Nhóm được gọi là giáo điều –
Dogmatism - gồm WangMing và 28 đồng chí
Bolsheviks của ông này và những người du học ở nước ngoài rằng họ đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của những lý thuyết ngoại bang, bao gồm Liu Bocheng, Zuo Quan,
Zhu Rui và những người lãnh đạo nổi tiếng khác. Nhóm kia là nhóm theo chủ nghĩa
kinh nghiệm – Empericism – bao gồm Zhou Enlai (Chu Ân Lai), Ren Bishi, Peng
Dehuai (Bành Đức Hoài), Chen Yi, Li Weihan, Dengfa và những lãnh đạo cấp cao
khác ủng hộ Wang Ming. Mao buộc những lãnh đạo này chỉ trích lẫn nhau và tự phê
phán mình qua nhiều vòng họp. Mối người phải viết bản báo cáo thú tội và xin
lỗi về những lối lầm. Những tài liệu bẩn này trở thành vủ khí Mao Trạch Đông đã
dùng để buộc tội những đồng chí cũ.
Mao Trạch Đông thành lập Ban nghiên
cứu Trung ương bằng những đồng minh thân tín – Kang Sheng, Li Fuchun, Peng Zhen
(Bành Chân), Gao Gang, sau này là Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ) – Cấu trúc tạm thời
này được Mao Trạch Đông dùng thay thế cho Bộ chính trị và Ban bí thư để điều
khiển công việc hàng ngày của đảng CS và nó đã trở thành nhóm quyền lực nhất
vào thời kỳ này. Nhóm này đã trao cho Mao quyền áp dụng hình thức độc tài toàn
trị thay vì bị trở ngại bởi các cuộc đầu phiếu và những nhiệm kỳ. Hơn thế nữa,
hệ thống lấy quyết định thường lệ theo đa số đã có trước đó bị bãi bỏ. Mao đã
biến Diên An – Yan’an - thành đế quốc của riêng mình. Quyền độc tài của Mao sau
cùng đã thành hình.
Mở rộng
Giai đoạn 3 của phong trào chỉnh
đảng: 1942-1944. Khi phong trào đang lan rộng trong giới lãnh đạo cấp cao, Mao
Trạch Đông đã đưa người mình ưa thích là Lu Dingvi tiến hành cuộc chỉnh đảng.
Người này đã thúc giục những bộ tham mưu, nhân viên tham mưu chỉ trích tệ quan
liêu phiền toái của trung ương đảng CS. Đây là miếng mồi chiến thuật để xem ai
là người bất mãn với qui luật của trung ương đảng CS. Người này phải viết bản
thú tội của mình, phải tố cáo những người khác để tự vệ trước những cáo buộc
không đúng của người khác đối với mình, không bao lâu phong trào này đã trở
thành một chu kỳ tội lỗi không có thật và là một sự lập đi lập lại ngụy tạo đã
dẫn đến cái chết của nhiều nạn nhân vô tội.
Nhiều người lầm tưởng Mao chấp nhận
phê bình nên đã nói thật những cảm nghĩ và sự giận dử của họ về hệ thống cửa
quyền và sự bất bình đẳng ở Diên An- Yan’an – Nổi tiếng nhất là vụ phê bình của
Wang Shiwei, một người làm công tác độc lập – chỉ làm khi có yêu cầu - ông này ủng
hộ dân chủ và khoa học. Bài viết của Wang Shiwei đã tố cáo bộ mặt thực của hệ
thống cửa quyền và tệ quan liêu ở Diên an một cách thẳng thắn. Điều này đã làm
cho Mao Trạch Đông bị kích động dử dội. Wang Shiwei bị dán cho nhản hiệu là kẻ
xét lại – Trotskyist - và bị hành hình năm 1947.
Mở rộng thêm nữa
Dưới quyền lãnh đạo của Peng Zhen
(Bành Chân) Bộ chính trị trương của đảng CS đã tiến hành phong trào chinh đảng
trong giới sinh viên. Đông đảo đảng viên trong số sinh viên bị bắt buộc phải
viết bản tự thú tội và tự kiểm điểm. Ban nghiên cứu trung ương đã ra lệnh cho
dân chúng phải viết bản tường thuật cuộc sống hàng ngày và những cuộc nói
chuyện của mình. Giai đoạn này là giai đoạn mở rộng của phong trào chống chủ
nghĩa xét lại –Trotskyists - và là sự kiểm duyệt những người mới đến từ những
vùng do phe Quốc Dân Đảng kiểm soát.
Bộ Xã Hội trung ương đã kiểm soát
phong trào này và biến nó thành một cuộc buộc tội quy mô. Hàng ngàn người mới
đến từ những khu vực do Quốc Dân Đảng kiểm soát đã bị thanh trừng, giam cầm,
quản chế hết khi này đến khi khác, bị tra tấn về tinh thần lẫn thể xác. Họ bị
dán cho nhản hiệu là những gián điệp của Quốc Dân Đảng, hoặc là những kẻ hoạt
động chống đảng CS. Không chỉ bản thân họ bị hạ nhục mà cả gia đình, người
thân. Cách duy nhất cho họ thoát khỏi tình trạng này là viết bản thú tội đã
phạm những tội ác mà họ đã không bao giờ làm và giao nộp thêm những người khác
vào!
Để hiểu được phông trào đáng sợ này
nghiêm trọng đến mức nào, hãy đọc hồi ký của Bo Yibo. Mẹ của Bo Yibo đã theo
con đến Diên an, có lần bà đã nói với con: “Con à, chổ này không phải là nơi
tốt để sống. Mỗi đêm mẹ nghe có tiếng người gào rú.” Bo Yibo, người cha của một
viên chức tham nhũng trong trung ương đảng CS, Bo Xilai, đã đi tìm hiểu về
những tiếng gào rú ấy và đã tìm thấy nhiều trăm người trí thức bị giam cầm
trong những ngôi nhà được khoét sâu vào vách đá (có rất nhiều ở Diên an) dưới
đồi. Tất cả những nạn nhân của cuộc chỉnh đảng Diên An đều trong tình trạng
thần kinh hoảng loạn và tâm thần như là hậu quả của những cuộc thanh trừng
chính trị.
Một trăm nạn nhân vô danh đã bị hành
quyết bằng cách chặt đầu ở bờ sông Hoàng Hà. Vô số những người khác bị biến mất
ở Diên An, bao gồm một cô gái trẻ tên gọi Wang Zunji, cháu của nhà ái quốc Wang
Kemin của chính quyền bù nhìn Bắc Kinh… Cô đã đến Diên An ở tuổi 19 vào năm
1939 để chỉ bị biến mất trong cuộc giam cầm của Bộ Xã Hội trung ương đảng CS do
Kang Sheng cầm đầu.
Gao Hua đã trích dẫn trong “Bắt đầu
và kết thúc của cuộc cấp cứu ở Shan-Gan-Ning”, “Beginning and Endings of
Shan-Gan-Ning Rescue” của Wang Suyuan, Shan- Gan-Ning là viết tắt của
Shenxi-Gansu-Ningxia:
Có 15 ngàn người trong số 30 ngàn thành viên, 50% tổng số,
những người trí thức và cán bộ, của Trung ương đảng CS đã được cứu sống trong
phong trào dễ sợ ở Diên An bởi Kang Sheng và Mao Trạch Đông; Có nghĩa là 15
ngàn kia đã bị giết chết!
*Theo tài liệu phổ biến của Wikipedia, có khoảng hơn 10 ngàn
người đã bị giết chết trong phong trào này.
Phong trào 3 chống, 5 chống
Năm 1951, một năm sau khi tuyên bố
thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Mao Trạch Đông phát động những cuộc
cải cách nói là để chấm dứt tham nhũng và kẻ thù của đất nước nhưng sau một
loạt những phong trào được tung ra và liên tục kéo dài trong nhiều năm, kết quả
sau cùng cho thấy chỉ để củng cố quyền lực cá nhân của Mao bằng cách hướng mục
tiêu vào đối lập chính trị (đảng viên CS cấp cao và những người khác cùng tư
tưởng với họ), giới tư bản, đặc biệt những nhà tư bản giàu có qua các phong
trào 3 ba chống và 5 chống:
Phong trào 3 chống:
1- Chống tham nhũng
2- Chống lãng phí
3- Chống tệ quan liêu.
Mục tiêu nhắm vào thành viên của
đảng CS, những viên chức quan liêu không phải là đảng viên CS và những người
trước đó là dảng viên Quốc Dân Đảng.
Phong trào 5 chống
1-
Chống hối lộ
2
- Chống trộm cắp tài sản nhà nước
3
– Chống trốn thuê
4
– Chống lường gạt trên những hợp đồng với nhà nước
5
– Chống ăn cắp thông tin kinh tế của nhà nước.
Phong trào 5 chống được thiết kế để
tập trung chống giới tư bản, tư sản, đảng CS đã đưa ra những chỉ dẫn mơ hồ về
ai là những người sẽ bị buộc tội như nó đã trở thành một cuộc chiến tranh chống
những người tư sản trên toàn quốc Trung hoa.
Thượng Hải: Hai mươi ngàn cán bộ, 6
ngàn công nhân được huấn luyện bắt đầu công việc gián điệp, dò tìm thông tin
của những công việc làm ăn của công dân đồng bào. Báo chí tuyên truyền khuyến
khích tuân theo chính sách của nhà nước. Mười lăm ngàn người được huấn luyện
công tác tuyên truyền đã làm việc chỉ nội ở Thượng Hải vào cuối năm 1951.
Tháng 2, 1952 những đoàn người hoạt
động chống tư bản đã đổ ùa vào thăm viếng những người cầm đầu doanh nghiệp,
từng nhà một. Việc này đã tạo một sức ép tâm lý vô cùng lớn lao. Những văn
phòng đã được thành lập ở Thượng Hải để nhận những thư tố cáo của mọi công
nhân. Đã có 18 ngàn lá thư được gữi đến trong tuần lễ đầu tiên của tháng 2,1952
và 21 ngàn lá thư đã nhận được vào cuối tháng.
Cán bộ, đảng viên cũng phải tham gia
cuộc tấn công (đối với giới tư bản). Nhiều công ty lớn đã tình nguyện làm 1,000
bản thú tội trong một ngày trong cố gắng bão vệ họ trước chính quyền. Dahua là
chủ một công ty sản xuất đồng, thoạt tiên thú nhận đã chiếm dụng bất hợp pháp
50 triệu đồng Yuan. Công nhân của ông này tiếp tục tố cáo người chủ ở mức độ
phạm tội lớn hơn cho đến khi ông này thú nhận đã chiếm dụng gần 2 tỉ đồng Yuan.
Những nhà tư bản ngoại quốc bị quét sạch, những nhà tư bản Trung Hoa cũng bị đe
dọa y như thế. Đảng CS Trung Hoa cho biết sẽ không còn bão vệ doanh nghiệp tư
nhân nữa…
Nạn nhân của những phong trào này đã
bị làm cho sợ hải đến tột độ và lăng nhục, một số người bị giết chết, nhiều
người khác được gữi vào những trại lao động trên toàn quốc. Phong trào 3 chống
đã có những trừng phạt khắc nghiệt hơn. Tất cả những người bị tìm thấy có tội
do họ tự thú hoặc không tự thú cũng bị bắt buộc nộp phạt cho chính quyền. Nhiều
người đã phải vay nợ của chính quyền để trả cho những khoảng nộp phạt này tạo
nên tình trạng phức tạp tài chánh. Có tối thiểu từ 2 dến 3 trăm ngàn người đã
tự tử qua 2 phong trào này. Nhiều người đã nhảy xuống đất từ những tòa nhà cao…người
ta gọi những người này là “những kẻ nhảy dù”.
Cải cách ruộng đất - Land Reform, 1946-1949
Vào những năm 1940, Ủy Ban Liên Hợp
Hán – Mỹ với mục đích tái xây dưng nông
thôn Trung Hoa được tài trợ bằng tiền của người Mỹ và sự hổ trợ cho chính quyền
quốc gia Trung Hoa tiến hành cải cách ruộng đất và những chương trình hoạt động
cộng đồng ở nhiều tỉnh.
Cuộc cải cách đất đai triệt để mà
đảng CS Trung Hoa tung ra vào năm 1946, ba năm trước khi nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa (PRC) được Mao trạch Đông tuyên bố thành lập năm 1949, đã chiếm được
sự ủng hộ của nhiều triệu nông dân nghèo và trung nông Trung Hoa. Những tài sản
và đất đai của những người địa chủ bị tước đoạt kể cả những người không phải là
địa chủ nhưng có nhiều đất hơn láng giềng thì đất cuả họ cũng bị lấy đế chia
cho những nông dân nghèo hoặc người không có đất để cho ai cũng có một phần đất
bằng nhau. Khi cuộc cải cách ruông đất chấm dứt, có ít nhất một triệu người
Trung Hoa ở Hoa lục đã bị hành hình, hoặc bị đánh đập đến chết bởi những người nông
dân khác trong những cơn giận dử gần như điên khùng.
Từ giữa năm 1950, cuộc cải cách
ruộng đất lần thứ hai trong thời kỳ cách mạng Bước Đại nhảy vọt đã bắt buộc
những cá thể nông dân phải gia nhập vào các tập đoàn, nhiều tập đoàn họp thành
những nông xã với quyền sở hữu về tài sản được tập trung kiểm soát và việc phân
phối sản phẩm theo nguyên tắc bình quân. Chính sách này nói chung là sự thất
bại, đặc biệt về mặt sản xuất. Nước Trung Hoa CS (PRC ) đã đảo ngược chính sách
này vào năm 1962 qua Bản Công Bố 60 Điểm, kết quả là chủ quyền về các phương
tiện sản xuất được chia ra 3 cấp, chủ quyền đất đai tập trung được giao cho đội
sản xuất.
Cuộc cải cách ruộng đất lần thứ 3
bắt đầu cuối năm 1970 đưa vào một hệ thống làm việc theo hợp đồng căn cứ theo
gia đình; Hệ thống này gọi là hệ thống trách nhiệm theo hộ, hay là theo gia
đình – Household Responsibility System – Hệ thống này tiên khởi có sự thành
công vượt bực nhưng sau đó lại là một sự đình trệ. Tuy quyền xử dụng đất được
trả về cho nông dân cá thể nhưng chủ quyền của những đất đai tập thể vẫn còn để
đấy chưa có quyết định sau khi bãi bỏ những nông xã.
Từ năm 1998, Trung Hoa CS đang trong
giai đoạn phác thảo một luật mới về tài sản, đất đai; Đây là phần đầu tiên của
hiến pháp nhà nước sẽ định nghĩa cấu trúc chủ quyền đất đai ở Trung Hoa cho
những năm sắp đến.
Cải cách ruộng đất lần thứ nhất. Từ 1946 -1949 Mục
tiêu: trấn áp, tịch thu tài sản và đất đai của giới địa chủ, Miền Bắc VN gọi
phong trào này của Trung Hoa là Cải Cách Thổ Địa. Ở Hoa lục còn gọi phong trào
này là trấn áp địa chủ và địa chủ phản động. . Khi cuộc cải cách ruông đất chấm
dứt, có ít nhất một triệu người trong khu vực do Mao kiểm soát đã bị hành hình,
hoặc bị đánh đập đến chết bởi những người nông dân khác trong những cơn giận dữ
như điên khùng…
Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc
VN: “cần được thực hiện với với khí thế trời long đất lở” như lời những cố vấn
Trung Cộng nhấn mạnh, khi họ sang làm cố vấn và thúc đẩy miền BắcVN tiến hành
cải cách ruông đất; VN chỉ là một nước nhỏ, miền Bắc VN là một nửa nước, dân số
vào khoảng 25 - 30 triệu người vào thời kỳ này mà đã có 50 ngàn người bị đấu tố
và hành hình tại chổ, 450 ngàn nạn nhân khác chết trong tù, những trại lao động
khổ sai, hoặc chết vì bệnh tật sau khi ra tù!
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra: “Với một Trung Hoa lục địa mênh mông về diện tích, dân số đông đảo hàng
tỷ người… nếu Trung Hoa có 1 triệu nạn nhân bị hành hình tại chổ, thì con số
nạn nhân đã chết trong những nhà tù, trại lao động khổ sai, chết sau khi ra về
là bao nhiêu triệu nữa?”
Cải cách ruộng đất lần thứ hai. Ngay sau khi CS đánh bại Quốc Dân Đảng năm
1949, ngay lập tức trên toàn cõi Hoa lục, đất đai của những địa chủ, những
người có nhiều đất (hơn láng giềng) bị tịch thu để phân phát lại cho những
người nghèo không có đất.
Cuộc cải cách ruộng đất lần thức hai
Bắt đầu từ chổ phe ôn hòa của trung
ương đảng CS bao gồm Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ) chủ trương việc tập trung hóa
nên được tiến hành dần dần trong khi chờ đợi kỹ nghệ hóa có thể cung cấp máy
móc và công nghiệp hóa nông nghiệp. Phe kia cấp tiến hơn gồm có Mao Trạch Đông.
Mao lý luận rằng cách tốt nhất để cho có đủ tiền tài trợ cho việc kỹ nghệ hóa
là nhà nước phải quản lý ngành nông nghiệp, áp đặt chế độ độc quyền thu mua và
phân phối. Mua với giá rẻ, bán với giá cao nhiều lên, như vậy sẽ thu góp được
đủ vốn cần thiết cho việc kỹ nghệ hóa đất nước.
Chính sách này hãy còn xa lạ với
nông dân nên Mao đề nghị là nên đặt họ dưới sự kiểm soát của đảng CS bằng các
tập đoàn nông nghiệp, việc này làm dễ dàng thêm cho việc chia sẻ những dụng cụ
nông nghiệp và sức kéo bằng gia súc. Chính sách này dần dần được đẩy mạnh từ
năm 1949 – 1958. trước hết là thực hiện những đội tương trợ sản xuất từ 5 -15
gia đình vào năm 1949. sau đó nâng lên Hợp tác xã nông nghiệp sơ cấp: 20 – 40
gia đình từ năm 1953; Rồi đến Hợp tác xã cấp cao: từ 100 – 300 gia đình vào năm
1956. Mỗi hợp tác xã đều có bếp ăn chung. Việc làm ăn trong những tập đoàn là
điều xa lạ, nên việc thành lập các tập đoàn được thực thi bằng cách mời nông
dân đến đự những buổi họp rồi giữ họ ở đó, có khi là giữ họ trong nhiều tuần lễ cho đến khi họ “tự
nguyện” xin gia nhập.
Bên cạnh sự thay đổi về kinh tế,
đảng CS đã thực thi cuộc cải tổ sâu rộng về xã hội bao gồm việc xua đuổi, trục
xuất đối với mọi tôn giáo, đạo giáo thần bí, mọi buổi lễ lạc và thay vào đó
bằng những cuộc meeting chính trị và những buổi học tập tuyên truyền (cũng có
những cố gắng tốt đã được thực hiện để nâng cao giáo dục ở nông thôn và vị trí
của người phụ nử. Phụ nử có quyền khởi xướng việc ly dị nếu họ muốn. Chấm dứt
tục bó chân, tục tảo hôn và nạn nghiện thuốc phiện.)
Giai đoạn đầu của công cuộc tập thể
hóa đã không được thành công và đã xãy ra nạn đói lan rộng năm 1956 dù bộ máy
tuyên truyền của đảng CS công bố là vụ mùa đạt tiến bộ cao hơn. Những người ôn
hòa trong đảng CS gồm Chu Ân Lai bàn luận rằng nên đảo ngược tiến trình tập thể
hóa. Ý tưởng này được tăng cường bởi bài diễn văn năm 1956 Krushchev đọc trước
Quốc Hội khóa 20th dã phơi bày tội ác của Stalin và làm sáng tỏ
những thất bại kinh tế của Stalin về kinh tế bao gồm chính sách tập trung hóa
của Liên Bang Xô Viết.
Bước Đại Nhảy vọt
- Great Leap Forward - Nguyên nhân
Bước Đại Nhảy Vọt là tên gọi của kế
hoạch kinh tế 5 năm bắt đầu từ 1958 – 1963. Xuất phát từ nhận định chung của
trung ương đảng CS Trung Hoa là nhu cầu phát triển nông nghiệp phải song song
với phát triển kỹ nghệ bằng cách xử dụng nguồn lao động rẻ to lớn tránh không
phải nhập cảng những máy móc nặng. Để hoàn thành mục tiêu, Mao ủng hộ việc đẩy
mạnh việc thực hiện tập thể hóa trên quy mô lớn lao hơn nữa những tập đoàn sãn
xuất sẵn có ở nông thôn theo mô hình của Liên Xô.
Một tập đoàn thử nghiệm được thành
lập ở Henan tháng 4/1958, tất cả những mãnh đất riêng bị bãi bỏ, những nhà bếp
chung được thực hiện. Tháng 8/1958 Bộ chính trị đảng CS quyết định những tập
đoàn như thế là mô hinh kinh tế và là tổ chức chính trị mới trên toàn quốc. Đến
cuối năm 1958, có 25 ngàn tập đoàn như vậy được thành lập trên toàn lục địa
Trung Hoa với trung bình 5 ngàn hộ là một tập đoàn. Những tập đoàn hợp tác sản
xuất này tương đối tự túc, được trả bằng lương thay vì bằng điểm như trước đó.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là kết hợp sãn xuất công nghiệp và những dự án
xây dựng.
Mao thấy rằng sản xuất nông sản lúa
gạo và sắt thép là trụ cột chính của việc phát triển kinh tế. Mao tiên liệu
trong 15 năm sau khi bắt đầu kế hoạch Đại Nhảy Vọt, sản lượng thép Hoa Lục sản
xuất sẽ vượt hơn cả Anh Quốc (UK). Tháng 8/1958, sau nhiều cuộc họp, Bộ chính
trị trung ương đã quết định tăng gấp đôi sản lượng thép trong năm và bằng những
lò luyện thép gia đình. Tại Hefei, Anhui, tháng 11/1958, Mao đã thấy một thí dụ
về một lò luyện thép gia đình do viên bí thư thứ nhất của tỉnh hứng dẫn, đơn vị
luyện thép này tự nhận là đang sản xuất loại thép có phẩm chất cao; Thực ra,
loại thép đã hoàn thành có phẩm chất cao này có thể đã được sản xuất ở một nơi
nào khác.
Tiến Hành
Do không có kiến thức về luyện kim,
Mao Trạch Đông đã khuyến khích lập nên những lò luyện kim trong từng sân nhà ở
mỗi một tập đoàn sãn xuất. Trên toàn quốc, một số lượng lao động nam lớn lao
trên đồng ruộng, những công nhân các xí nghiệp, kể cả những trường học, bệnh
viện đều bị đổi hướng dồn sức vào công việc sản xuất kim loại ở những lò luyện
thép gia đình này. Tất cả nồi, xoong, khí cụ làm bằng kim loại đều bị trưng
dụng cho những lò luyện kim loại kiểu này. Người ta làm trơ trụi môi trường
chung quanh bằng cách lấy đi tất cả những gì có thể đốt được và đã đốt sạch… kể
cả những bàn ghế, đồ dùng bằng gỗ của những gia đình nông dân, để cung cấp năng
lượng cho những lò nấu kim loại… mà sau cùng đã thu được một loại sắt có phẩm
chất xấu, gía trị kinh tế không đáng kể!
Dù vậy, Mao đã không tin tưởng những
người thuộc giới trí thức một cách sâu sắc và có niềm tin vào sự năng động của
khối quần chúng nông dân đông đảo. Lại nữa, những người trí thức dù có biết về
sự điên rồ của kế hoạch như vậy họ cũng giữ im lặng do đã có kinh nghiêm. sau
phong trào Trăm Hoa Đua Nở. Theo lời kể của bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, Li
Zhisui, Mao và những tùy tùng thăm viếng một nhà máy làm thép truyền thống ở
Mãn Châu tháng 1/ 1959, ở đó Mao đã biết ra là thép tốt chỉ có thể được sản
xuất ở những nhà máy có quy mô lớn dùng năng lượng sạch, đáng tin cây để đốt lò
là than đá.
Tuy vậy, sau đó Mao đã không ra lệnh
cho ngưng những lò luyện kim gia đình sợ vì đó sẽ làm nhụt đi nhiệt tình cách
mạng của số đông đảo quần chúng mà chỉ im lặng bãi bỏ chương trinh mãi lâu sau
đó vào cuối năm ấy.
Những nổ lực lớn lao trên quy mô lớn
đã đổ ra, nhưng những dự án xây đựng thường được hoạch định kém, thí dụ như
việc dẫn thủy nhập điền thường được xây dựng mà không có sự góp sức của những
kỹ sư đã được huấn luyện.
Lò nấu thép sân nhà (trái với ý nghĩa kỹ nghệ luyện thép theo kỹ thuật
kinh điển) ở Trung Hoa trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt.
Trở ngại
1958, bước Đại
Nhảy Vọt được thực hiện trên nền tảng tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung
song song với phong trào cả nước luyện kim loại bằng những lò nấu kim loại gia
đình. Thời tiết năm 1958 thuận lợi cho mùa màng, nhưng lao động nam trên đồng
áng phần lớn bị chuyển hướng vào công việc nấu kim loại từ những lò nung gia
đình, do đó mùa màng chin tới không đủ người thu hoạch, nhiều vùng bỏ chin thối
trên đồng, môi trường bị hủy hoại, cây cỏ bị đốt sạch. Áp dụng những kỹ thuật
canh tân không đúng trong nông nghiệp do tin theo những ý kiến của nhà sinh hóa
Trofim Lysenko Nga Xô mà nay không còn ai tin nữa như gieo hạt dầy hơn, cấy hạt
giống sâu hơn, cày đất sâu hơn, thậm chí bỏ đất không, không cần cày đất….
Phong trào diệt chim sẻ
Bắt đầu từ năm 1958 do Mao Trạch
Đông phát động (Mao tin rằng chim sẻ ăn hạt giống phá hoại mùa màng, thoạt đầu
chiến dịch có kết quả sản lượng có tăng, nhưng sau đó là dịch cào cào bùng nổ
khắp nơi phá hại mùa màng trầm trọng, nạn đói xảy ra do chim sẻ ăn sâu bọ đã bị
giết, cào cào tự do sinh sôi nảy nở. 1960 khi biết được điều này Mao ra lệnh
ngưng chiến dịch giết chim sẻ nhưng đã qua trể). Viên chức địa phương tranh
nhau báo cáo sản lượng gia tăng để đáp ứng theo những kỹ thuật nông nghiệp mới
được áp dụng. Những báo cáo này được trung ương nhà nướcdùng làm căn bản để ước
tính thu thuế. Viên chức địa phương tập trung tận thu thuế theo chỉ tiêu để
giao nông sản, lúa gạo về trung ương cung ứng cho nhu cầu thành thị và để xuất
cảng vì Mao muốn giữ thể diện, chỉ chừa cho nông dân đủ ăn. Nhiều nơi bắt đầu
ló dạng nạn đói.Tất cả là những nguyên nhân do con người đã dẫn đến nạn đói
trong 3 năm cay đắng từ năm 1958 – 1961.
Thời tiết trở nên tồi tệ.
1959, hạn hán, lụt lội, sông Hoàng
Hà lụt to ở miền Đông. Vào khoảng 2 triệu người đã chết trực tiếp vì lụt lội,
chết đuối, và chết vì đói.1960, Tiếp tục lụt lội, thời tiết xấu ảnh hưởng 55%
diện tích đất trồng trọt. 60% diện tích đất trồng trọt miền bắc Trung Hoa bị
nạn hạn hán vì không có mưa.
Hậu quả của những yếu tố trên là sản
lượng lúa gạo giảm 15% vào năm 1959 so với năm 1958. Sản lượng giảm thêm 15%
nữa trong năm 1960. Không có sự phục hổi cho đến năm 1962 sau khi chấm dứt Bước
Đại Nhảy Vọt. Về kim loại, sản phẩm tăng 45% vào năm 1958, tổng cộng tăng 30 %
cho cả 2 năm sau đó, nhưng sản xuất đã rơi thẳng xuống vào năm 1961 và đã không
đạt được mức năm 1958 trước đó cho dến năm 1964.
Mặc cho những rủi ro xãy đến cho sự
nghiệp của họ, một số ít đảng viên đã công khai quy lỗi tai họa trên là do đảng
CS và coi đó như là một bằng chứng là Trung Hoa phải trông cậy nhiều hơn nữa
vào giáo dục, thu nhận tài năng kỹ thuật và dùng những phương pháp của giới
trung lưu, tư sản… để phát triển kinh tế. Lưu thiếu Kỳ đã đọc bài diễn văn năm
1962 trong phiên đại hôi trước 7 ngàn người chỉ trích rằng: “Tai họa về kinh tế
30% lổi do thiên nhiên, 70% là lổi ở con người.”
Hậu quả
Tỷ lệ người
chết cho thấy gia tăng một cách bi thảm trong một số tỉnh và huyện. Sichuan –
Tứ Xuyên - tỉnh nổi tiếng nhất Trung
Hoa, nhà nước báo cáo là đã có 11 triệu người chết trong dân số trung bình là
70 triệu trong thời kỳ từ 1958 – 1961, cứ 7 người là có 1 người chết. Ở huyện
Huaibin, tỉnh Henan, nhà nước báo cáo có 102 ngàn người chết trong một dân số
là 378 ngàn vào năm 1960. Trên mực độ quốc gia, thống kê ám chỉ về 15 triệu
người chết “gọi là quá đáng” và những “cái chết không bình thường”, hầu hết là
hậu quả của nạn đói.
Yu Dehong, một
viên chức của ban bí thư tỉnh đã nói trong năm 1959 và 1960: “Tôi đi vào một
làng và trông thấy 100 thi hài, rồi hàng trăm thi hài nữa ở một làng khác.
Không ai quan tâm đến những xác chết này. Dân chúng bảo rằng những con chó đang
ăn những xác chết ấy. Không đúng, tôi nói. Chó đã bị người ta ăn thịt hết từ
lâu rồi”.
Lu Baoguo, một thông tín
viên ở Xinhua đến Xinyang, đã nói với Yang Jisheng tại sao anh không bao giờ
tường thuật về kinh nghiệm của mình:“Cuối năm năm 1959, tôi thực hiện một
chuyến đi xa bằng xe đò từ Xinyang đến Luoshan và Gushi. Từ cửa sổ nhìn ra, tôi
trông thấy hết thi hài này đến thi hài khác trong những hào bên đường. Trong xe
không ai dám nhắc đến những người đã chết. Ở một huyện, Guangshan, một phần ba
dân chúng đã chết. Mặc dù người chết ở khắp nơi, nhưng những viên chức địa
phương thì vẫn thưởng thức những bửa ăn với rượu ngon. Tôi đã trông thấy những
người nói sự thật bị giết chết. Làm sao tôi dám viết lên những điều ấy?”
Nhiều giáo sư và học giả đã
ước lượng con số “những cái chết bất thường” dao động vào khoảng giữa 17 triệu
đến 50 triệu. Những nhà phân tích như Patricia Buckleu Ebrey ước lượng vào
khoảng 20 – 40 triệu người đã chết vì nạn đói tạo nên vì chính sách tồi tệ của
nhà nước và do thiên tai. J. Banister ước lượng con số này vào khoảng 23 triệu
người. Li Chengrui, một cựu giới chức của Sở Thống Kê quốc gia của Trung Hoa
ước lượng vào khoảng 22 triệu (1998); Ước đoán của ông dựa vào ước đoán của
Ansley J. Coale và Jiang Zhenghua là 17 triệu người. Cao Shuji ước lượng vào
khoảng 32.5 triệu người. Những ước đoán thay đổi khác xa nhau vì dữ kiện không
chính xác do những nổ lực của nhà nước nhằm che dấu tình hình thật, mọi dử kiện
có liên quan đều bị phân loại là tuyệt mật cho đến khi chúng được phơi bày sau
năm 1983.
Bước Đại Nhảy Vọt đã tổn thương
mạnh đến uy tín của Mao Trạch Đông, tại Đại hội Lushan tháng 7 và tháng 8/ 1959
mặc dù nhiều người lãnh đạo của phe ôn hòa hơn vẫn còn giữ sự dè dặt về chính
sách mới này (Đại nhảy vọt), nhưng Peng Dehuai (Bành Đức Hoài ) người lãnh đạo
cấp cao duy nhất, được cho là được sự hổ trợ của Nikita Krushchev, đã lên tiếng
công khai phản đối Mao. Mao đã dùng phiên họp này để lên án cả Bành Đức Hoài và
những người ủng hộ ông này là những kẻ tư sản và tung ra một phong trào toàn
quốc nhằm chống “những kẻ cơ hội cánh hữu”. Mao đã cách chức bộ trưởng quốc
phòng của ông này và thay bằng Lin Biao, người đã bắt đầu cuộc thanh trừng một
cách có hệ thống những kẻ ủng hộ Bành Đức Hoài trong quân đội.
Dự đoán rằng
mình sẽ nhận lãnh hầu hết mọi sự chỉ trích về sự thất bại của Bước Đại Nhảy
Vọt, Mao đã bước xuống chức vụ Chủ Tịch Nhà nước vào năm 1959, dù vậy Mao vẫn
giữ lại chức vụ Chủ tịch đảng CS. Liu Shaoki (Lưu Thiếu Kỳ) và Deng Xiaoping (Đặng
Tiểu bình) được giữ lại chịu trách nhiệm về những giải pháp phục hồi nền kinh
tế.
Phong
trào Trăm Hoa Đua Nở
Bối
cảnh Nước
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Ngay sau đó là phong trào
cải cách ruộng đất. Những năm đầu thập niên 1950, phong trào 3 chống, 5 chống…
đã chấm dứt quyền làm chủ đất đai của tư nhân và mở rộng thêm việc thanh trừng
nhiều người mà đảng CS coi là thành phần địa chủ và tư bản. Trường phái tư
tưởng được chấp nhận lúc này là Marxism – Leninism được chủ tịch Mao Trạch Đông
diễn giải đưa vào làm trường phái tư tưởng chỉ đạo.
Trăm Hoa Đua Nở -Hundred
Flower Campaign - thoạt đầu chỉ là một chiến dịch nhỏ nhằm vào giới trí thức và
những viên chức quan liêu mà tư cách đảng viên không được công nhận, những trí
thức trước kia đã rời khỏi Trung Hoa đã trở về để kiến tạo một trật tự mới; tất
cả những người này trước đó đã không được phép nói lên điều gì chống lại chính
quyền và những trở ngại hiện có trong chính quyền trung ương,. Trong 3 năm đầu
của nước Trung Hoa CS, có hàng ngàn trí thức, những người xuất thân từ những
gia đình giàu có đã tham dự những khóa học, những lớp tập huấn về đấu tranh
giai cấp và tư tưởng.
Nguyên nhân Chu Ân Lai (Zhu Enlai),
trong vai trò thủ tướng, là người cầm đầu phong trào này, khuyến khích người ta
phê bình chính quyền CS. Những nổ lực tiếp theo được Chu Ân Lai và những viên
chức nổi tiếng của chính quyền trung ương đưa ra nhưng không đạt kết quả, vì
chỉ có rất ít người nói ra công khai.
Trong buổi họp của bộ chính
trị vào năm 1956, Zhu Enlai nhấn mạnh cần có một phong trào lớn hơn, lần này
nhắm vào cái biển của những người trí thức Trung Hoa trong nước để họ nói lên
về những chính sách của chính quyền, mà về lý thuyết sẽ cho phép một sự cai trị
quân bình, tốt hơn. Hồi đầu, Mao đã ủng hộ ý kiến này “Chính quyền cần sự phê
phán của nhân dân”. Chu Ân Lai đã nói trong bài diễn văn năm 1956: “Chính quyền cần sự phê phán từ nhân dân.
Không có sự phê phán, chính quyền sẽ không thực hiện được chức năng là nền độc
tài dân chủ của nhân dân, như vậy là căn bản của một chính quyền lành mạnh đã
mất…chúng ta cần học từ những lỗi lầm cũ, chấp nhận mọi hình thức phê bình lành
mạnh, và làm tất cả những gì có thể làm để giải quyết những phê phán này.”
Diễn tiến 1956, Mao thấy thích ý
tưởng này và đã thay Chu Ân Lai để tiếp tục tiến hành…; Ý tưởng là phải có sự
thảo luận của giới trí thức vào những vấn đề của quốc gia để thăng tiến những
hình thái nghệ thuật và thể chế văn hóa mới. Mao thấy rằng đây là cơ hội để đẩy
mạnh xã hội chủ nghĩa. Mao tin rằng sau cuộc thảo luận (của giới trí thức) thì
hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa sẽ là hệ tư tưởng áp đảo, chế ngự đối với chủ
nghĩa tư bản ngay cả trong những người Trung hoa không CS, như vậy nó sẽ thúc
đẩy sự phát triển và lan rộng những mục tiêu xã hội chủ nghĩa xã hội. Mao đã
bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với phong trào bằng cách nói rằng: “Đất nước
chúng ta không thể lùi lại, nó chỉ có thể tiến bộ…chỉ trích thái độ quan liêu
là đẩy mạnh chính quyền về phía trước, tốt hơn.” Câu nói này đánh dấu sự bắt
đầu của phong trào Trăm Hoa Đua Nở. Bài diễn văn được đăng tải ngày 27/2/1957,
khuyến khích dân chúng hãy nhiệt tình và mạnh mẽ phê bình, miễn là “xây dựng”
trong dân chúng hơn là thù nghịch và có tính phá hoại của kẻ thù và trong chúng
ta.
Phê bình. Phong trào bắt đầu công
khai vào cuối năm 1956, vào lúc khởi đầu, những giải pháp được thảo luận tương
đối nhỏ, không quan trọng trong một kế hạch rộng lớn. Chính quyền trung ương
không nhận được nhiều sự chỉ trích, dù có một sự gia tăng đáng kể những lá thư
với lời khuyên còn dè dặt. Thủ tướng Chu Ân Lai có nhận được vài lá thư như thế
và ông này nhận ra rằng dù phong trào đã đạt được sự công khai đáng kể, nhưng
nó đã không tiến triển theo mong đợi. Chu Ân Lai đã tiếp xúc với Mao về tình
hình và nói rằng cần có sự khuyến khích từ chính quyền trung ương để hướng dẫn
giới trí thức vào cuộc thảo luận xa hơn nữa. 1957, Mao công bố là cuộc phê bình
được ưa thích và bắt đầu gia tăng áp lực lên những người dã không có những chỉ
trích về những chính sách của chính quyền trung ương.
Nhiều người coi đây là giải pháp đã cố gắng
hết sức để làm cho phong trào tiếp tục. Giới trí thức đã tiếp nhận tức thời, họ
bắt đầu lên tiếng về những mối quan tâm của họ không kiêng dè. Từ 1/6 đến
17/7/1957 hằng triệu lá thư đã đổ vào văn phòng thủ tướng và những viên chức
khác. Dân chúng đã nói lên bằng cách dán những áp phích to chung quanh khuôn
viên đại học, tụ tập trên đường phố, mở những buổi meeting với đảng viên CS,
phát hành các bài báo trên những tạp chí. Sinh viên đại học Bắc Kinh đã lập
“bức tường dân chủ” và chỉ trích chính phủ bằng những bích chương dán lên đó.
Họ phản kháng trung ương đảng CS đã áp đặt sự kiểm soát lên giới trí thức,
trung ương đảng CS đã khắc nghiệt trong những phong trào quần chúng trước đó
như là những phong trào chống phản cách mạng. Sự bắt chước những mô hình Nga Xô
cách mù quáng, tiêu chuẩn đời sống thấp, sự bài trừ văn hóa nước ngoài, sự
nhũng lạm về kinh tế giữa những cán bộ đảng, và rằng những thành viên của đảng
ưa thích những đặc quyền đặc lợi làm họ xa rời dân chúng.
Phản ứng, lo sợ. Theo quan điểm của Mao,
nhiều những bức thư như vậy đã vi phạm giới hạn chỉ trích lành mạnh và đã đạt
đến mức độ có hại và không còn có thể kiểm soát được. Những bức thư này khuyên
chính quyền cai trị một cách dân chủ và công khai và thường tấn công vào tình
trạng chính trị của chính quyền. Thủ Trướng Chu Ân Lai thoạt đầu xem xét tỉ mỉ
và ôn hòa tiếp nhận một số những chỉ trích, phê bình. Tuy nhiên, Mao dường như
không muốn làm như thế. Phong trào đã làm dâng lên nổi lo sợ cũ trong chính
quyền là những người chỉ trích có phương hại sẽ trở thành mối đe dọa cho tính chính
đáng về quyền lãnh đạo của họ.
Đầu tháng 7/1957, phong
trào trở nên khó kiểm soát. Mao đã xem nhiều lá thư được gữi đến và cho là ngớ
ngẫn, không hợp lý. Giới trí thức và những người khác đề nghị những ý tưởng cấp
tiến như “trung ương đảng CS nên từ bỏ quyền lực”, “giới trí thức đang bị ngược
đãi khi sống trong chế độ CS”, “hoàn toàn thiếu tự do nếu trung ương đảng CS
tiếp tục cai trị đất nước”, “đất nước nên tách rời, mỗi đảng chính trị chỉ nên
kiểm soát khu vực của đảng mình mà thôi”, “mỗi đảng chính trị chỉ nên cai trị
những chính quyền chuyển tiếp, mỗi nhiệm kỳ là 4 năm…”
Nghi
vấn. Phong
trào là một cái bẩy? Tháng 7/ 1957, Mao ra lệnh ngừng Trăm Hoa Đua nở, phong
trào phê phán chính quyền. Vào lúc này Mao đã chứng kiến Krushchev lên án
Stalin và cuộc nổi dây của người Hungary - Hungarian Revolution of 1956 - Những sự kiện làm Mao Trạch Đông cảm thấy
sợ hải. “Về vấn đề xử lý đúng những mâu thuẩn trong nhân dân”, bài diễn văn
trước đó của Mao đã thay đổi về ý nghĩa và và sau này tự bài viết đã tỏ ra là
một bài viết nhằm chống phong trào cánh hữu. Người ta không rỏ có phải Mao đã
hoạch định tất cả để phong trào phê phán chính quyền là một chiếc bẩy đối với
những người có ý định chống những tư tưởng của trung ương đảng CS hay không,
hay có đúng là Mao cố gắng tìm hiểu những quan điểm của cả nước và đã bị bối
rối nặng về kết quả của phong trào. Dù gì thì phong trào cũng đã dẫn đến sự mất
mát lớn lao về những quyền hạn cá nhân, đặc biệt đối với giới trí thức đã từng
được giáo dục ở những trung tâm học thuật phương Tây.
Hậu quả. Phong trào đã dẫn đến sự
buộc tội những người trí thức, những viên chức, sinh viên, nghệ sĩ, những người
bất đồng chính kiến bị dán cho nhản hiệu là những người cánh hữu trong suốt
phong trào Trăm Hoa Đua Nở sau đó. Có hơn 550 ngàn người bị hạ nhục, bỏ tù, hạ
tầng công tác, hoặc sa thải khỏi nhiệm sở, bị gữi vào những trại lao động,
những trại cải tạo, hành hạ tra tấn, hoặc bị giết chết.
Phong trào cũng đã có một
tác động dài lâu đối với sự cảm nhận về tư tưởng của Mao Trạch Đông. Về mặt
lịch sử, Mao được biết như là một người thiên về lý thuyết và tư tưởng, kém về
kinh nghiệm và thực tế. Mao đã tiếp tục nổ lực để củng cố những lý tưởng xã hội
chủ nghĩa trong những phong trào sau này, trong trường hợp phong trào cách mạng
văn hóa, Cultural Revolution, đã dùng nhiều những phương tiện bạo lực hơn nữa.
Phong trào Trăm Hoa Đua Nở như vậy là đã làm nãn lòng những người bất đồng và
làm cho giới trí thức miễn cưỡng chỉ trích Mao và đảng của Mao trong tương lai.
Phong Trào Trăm Hoa là
phong trào đầu tiên về loại này trong lịch sử của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa theo đó nhà nước mở rộng sự chỉ trích về mặt tư tưởng cho công chúng. Mặc
dù vai trò thật của Trăm Hoa Đua Nở là gì vẫn luôn luôn được đặt câu hỏi bởi
những sử gia. nó chỉ có thể được kết luận cách chung rằng sự việc diễn ra đã
báo động quyền lãnh đọa của trung ương đảng CS. Phong trào đã biểu tượng cho
một khuôn mấu mới mở ra trong lịch sử Trung Hoa theo đó tự do tư tưởng được
khuyến khích bởi chính quyền, và rồi trấn áp sau đó. Một sự lên cao như vậy về
mặt tư tưởng thuộc về ý thức hệ đã không xãy ra nữa cho đến cuối thập niên 80s
dẫn đến cuộc phảng kháng Thiên An Môn, Tiananmen Square Protest of 1989.
Cách mạng văn hóa 1966 -1976. Nguyên Nhân.
Cuộc cách mạng văn hóa được
Mao Trạch Đông, chủ tịch đảng CS Trung Hoa tung ra vào ngày 16/05/1966. Mao quy
cho là những phần tử tư sản cánh tự do đang áp đảo bên trong đảng CS và nhấn
mạnh rằng những phần tử này phải bị loại bỏ qua cuộc đấu tranh giai cấp thời kỳ
hậu cách mạng bằng cách huy động tư tưởng và hành động của tuổi trẻ Trung Hoa
(đúng ra là kích động và tổ chức tuổi trẻ Trung Hoa hành động để thực hiện mục
tiêu của Mao). Mao đã thành lập những nhóm vệ binh đỏ trên khắp nước. Phần đông
người ta đã nhận ra đây là một phương pháp để lấy lại quyền kiểm soát đảng CS
sau tai họa là Bước Đại Nhảy Vọt (thất bại) đã dẫn đến việc Mao mất phần lớn
quyền hành về các đối thủ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình mà sau đó , năm 1959,
Mao đã đi xuống và đi vào những đợt sóng nổ lực tranh giành quyền lực giữa
những phe đối nghịch cả ở mức độ quốc gia lẫn địa phương.
Bối cảnh. Sau thất bại trong bước
Đại Nhảy vọt với hậu quả là nạn đói lan rộng đã làm chết vào khoảng 20 triệu
người trong thời kỳ từ 1959, 1960, 1961… Mao bị Bành Đức Hoài – Một tướng lãnh
kỳ cựu đang chỉ huy Hồng Quân Trung Hoa, xuất thân là nông dân, nhưng có biệt
tài về quân sự, nổi tiếng thẳng tính… chỉ trích bằng một thư riêng, trong đại
hội đảng trung ương đảng ở Lushan, năm 1959. Mao đã buộc tội ông này là “kẻ cơ
hội hữu khuynh”, Mao đã cách chức Bành Đức Hoài, hạ nhục, tống giam và hành hạ
ông này trong hàng chục năm trời sau đó, đồng thời cho người của mình tiến hành
việc loại bỏ phe cánh của Bành Đức hoài trong quân dội, kế đó Mao đã bước xuống
chức chủ tịch nhà nước, giữ lại chức chủ tịch đảng CS, giao cho Lưu Thiếu Kỳ và
Đặng Tiểu Bình phục hổi kinh tế.
Lưu Thiếu Kỳ đã đảo ngược dần dần kế hoạch tập
trung hóa và đã từ từ nâng khả năng sản xuất của Trung Hoa từ chổ thiếu đói
trầm trọng đi lên tình trạng khả quan hơn rất nhiều. Do những thành công trong
kinh tế, Lưu và Đặng đã tạo được tín nhiệm và uy tín ngày càng lên cao trong
nhiều đảng viên cả ở chính quyền trung ương và trong đại đa số quần chúng. Cùng
với Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ tìm cách cho Mao dần dần về hưu từ những thực
quyền để trở thành là một người chỉ là biểu tượng mà thôi. Để phục hồi nền tảng
chính trị và loại bỏ đối lập, năm 1963, Mao đã khởi động Phong trào giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhắm vào lớp trẻ học sinh
đang còn ở trường học, tuy không có những hiệu quả tức thì trong chính trị,
nhưng Mao sẽ thu hút sực hổ trợ của lớp trẻ trong tương lai.
Năm 1963, Mao bắt đầu tấn
công Lưu thiếu Kỳ công khai bằng cách nói rằng: “chủ nghĩa lý tưởng là đấu
tranh giai cấp phải được hiểu và áp dụng đầy đủ hàng năm, hàng tháng và hàng ngày”.
Năm 1964, Phong Trào Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa trở thành Phong trào 4 thanh lọc
– 4 Cleanups Movement - Chính trị -
kinh tế - tư tưởng – và tổ chức. Về mặt chính trị, phong trào này đã được điều
khiển chống Lưu Thiếu Kỳ.
Diễn tiến. Câu chuyện bắt đầu trở
lại vào 1959, một vở kịch của sử gia và là phó thị trưởng Wu Han mang tên Hai Rui was dissmised from office được
trình diễn lần đầu tiên và được Mao khen ngợi – Vở kịch nói về một viên chức
thanh liêm bị một hoàng đế tham nhũng cách chức. 1965, vợ Mao là Giang Thanh –
Jiang Quing – và một người do Giang Thanh bảo trợ là Yao Wenyuan – một chủ bút
có chút tiếng tăm của một nhật báo nổi tiếng ở Thượng Hải – Shanghai – đã cho
phát hành một bài báo chỉ trích vở kịch. Bài báo quy cho vở kịch là một vụ tấn
công đối với Mao với hình ảnh ngụ ý Mao là vị hoàng đế tham nhủng, Bành Đức
Hoài là Hai Rui – viên chức thanh liêm.
Bài báo này được đón nhận
khắp nước một cách công khai. Những tờ báo nổi tiếng khác cũng đòi hỏi quyền
được phát hành báo. Phe bênh vực cho Wu Han gồm thị trưởng Bắc Kinh là Peng
Zhen – Bành Chân? – đã thành lập một nhóm nghiên cứu về việc phát hành báo và
nhấn mạnh là bài chỉ trích trên báo Shanghai đã đi qúa xa. Ngày 12/01/1966, Ủy
ban có tên là Nhóm 5 người chịu trách nhiệm về Cách Mạng Văn Hóa đã cho phát
hành một bài báo (bênh vực tác giả của vở kịch) mà sau này được biết với tên
Phác Thảo Tháng Hai – February Outline – Bài báo nhấn mạnh rằng những tranh cải
về vở kịch Hai Rui was dismised from
office có tinh văn học, lý luận hơn là về chính trị.
Tháng 5/1966, một lần nữa
Giang Thanh và Yao Wenyuan cho phát hành nhiều bài báo lên án cả Wuhan và Peng
Zhen. Lần này Mao đã nghe theo. Dưới sự lãnh đạo của Mao, bộ chính trị đã ra
một thông báo ngụ ý báo trước về một cuộc cách mạng văn hóa, thông báo của bộ
chính trị đã gay gắt chỉ trích Peng Zhen và giải tán nhóm 5 người mà ông này đã
thành lập. Trong một phiên họp sau đó của bộ chính trị trong cùng năm 1966,
nhóm Cách Mạng Văn Hóa – Culatural Revolution Group - được thành lập.
Tháng 5 ngày 18/1966, Lin
Bao (tướng lãnh trong quân đội, phó thủ tướng thứ nhất sau Chu Ân Lai, cùng phe
Giang Thanh) trong một bài diễn văn đã nói: “Mỗi một lời của Mao Chủ Tịch còn
hơn cả hàng chục ngàn lời của chúng ta.”. Như thế đã bắt đầu giai đoạn của tệ
sùng bái cá nhân – cult of personality - của Mao Trạch Đông được cầm đầu bởi
Giang Thanh, Lin Bao và những người khác (vào lúc này Giang Thanh và Lin bao đã
nắm được một số thực quyền) .
Tháng 5/1966, một giáo sư
trẻ - Nie Yuanzi - dạy triết của trường đại học Bắc Kinh đã làm một biểu ngử
thật to và ở đó, trường đaị học Bắc Kinh, ông viện trưởng và những giáo sư khác
bị gán cho là những tay băng đảng xã hội
đen chống đảng – Black anti – party gangsters. Mao đã ra lệnh cho phát
thanh nội dung của biểu ngử này trên toàn quốc vài ngày sau đó và gọi nó là
“Biểu ngử lớn nhất đầu tiên của người Marxist Trung Hoa”. Ngày 29/5/1966 ở một
trường trung học thuộc hệ thống trường đại học Tsingshua, tổ chức đầu tiên của
Hồng Vệ Binh được thành lập, nó nhắm trừng phạt và vô hiệu hóa giới trí thức và
những kẻ thù chính trị của Mao.
Chuẩn bị lực lượng. Đi từ nhận định: “ Mặc dù giới tư sản đã bị lật đổ, nó vẫn đang cố
gắng dùng những tư tưởng cũ, văn hóa, phong tục và thói quen của những giai cấp
bóc lột để làm hư hỏng – hủ hóa - quần chúng, chiếm giữ tâm trí của họ, và nổ
lực để trở lại. Giới vô sản phải làm điều ngược lại: Phải đương đầu với mọi
thách thức của giới tư sản trên lãnh vực ý thức hệ và dùng những tư tưởng mới,
văn hóa, phong tục và thói quen của giới vô sản để làm thay đổi quan điểm về
mặt tinh thần của toàn thể xã hội.
Hiện tại,
mục tiêu của chúng ta là đấu tranh chống và nghiền nát những ai đang trong chức
vụ và đang chọn con đường của những tên tư bản, phải phê phán và đoạn tuyệt với
những giới chức kinh điển kiểu tư sản phản cách mạng, hệ tư tưởng của giới tư
sản, và những giai cấp bóc lột khác để chuyển đổi giáo dục, văn hóa, nghệ thuật
và mọi lĩnh vực khác của cấu trúc thượng tầng mà đã không xứng hợp với nền tảng kinh tế xã hội chủ nghĩa để làm
dễ dàng cho việc củng cố và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa.”
Sinh
viên, học sinh. Quyết định như vậy là
đã dùng phong trào sinh viên học sinh sẵn có và nâng nó lên thành một phong
trào quần chúng toàn quốc, không chỉ sinh viên mà còn kêu gọi cả khối quân
chúng gồm thợ thuyền, nông dân, binh sĩ, trí thức cách mạng, cán bộ cách mạng…
để tiến hành công việc gọi là “chuyển đổi cấu trúc thượng tầng” bằng cách viết
những biểu ngử thật to và mở những cuộc tranh cải lớn. một trong những tập
trung của Cách Mạng Văn Hóa là “phá bỏ 4 cũ”:
Phong tục cũ - văn hóa cũ - thói quen cũ - tư tưởng cũ.
Quần
chúng. Quyết định đã cho phép
người dân được quyền tự do phát biểu mà nước Cộng Hòa Nhân Dân chưa từng thấy,
nhưng đây là một thứ tự do được quyết định nghiêm ngặt bởi Mao, trong khí hậu ý
thức hệ của Mao tuyệt đối. và quân đội giải phóng nhân dân với quyền hạn của
Mao bao trùm lên quân đội như điểm 15 và 16 đã nói rõ. Quyền tự do được ban
hành trong 16 điểm sau này được ghi vào hiến pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa như là 4 quyền tự do tuyệt hảo về dân chủ: Quyền được nói tự do - Phát thanh trên vô tuyến đầy đủ ý kiến của
một người – Viết những biểu ngử lớn – Mở những cuộc tranh luận lớn (Hai quyền
đầu tiên về căn bản là đồng nghĩa). (Trong những văn bản khác, quyền thứ hai đôi
khi được thay bằng quyền được “liên kết” ngụ ý cho phép sinh viên được bỏ lớp
đi khắp nước để hội họp với những người hoạt động trẻ khác và tuyên truyền cho
những ý tưởng của Mao.
Tất cả những ai có những ý tưởng nào khác hơn
công sản sẽ bị thách thức và thường bị kết tội là hủ hóa và bị tống vào tù.
Những quyền tự do trên được phụ thêm bởi quyền tấn công, mặc dù quyền này bị
tước bỏ do sự tham dự của quân đội vào sân khấu chính trị của quần chúng dân sự
vào tháng 2 /1967. Tất cả các quyền trên đây bị bãi bỏ sau khi chính quyền của
Đặng Tiểu Bính trấn áp phong trào Bức Tường Dân Chủ vào năm 1979.
Vệ
Binh Đỏ được khen ngợi và khuyến khích. Ngày 16/8/1966, hàng chục triệu vệ Binh Đỏ đã tập họp về Bắc
Kinh để được nhìn Chủ Tịch trong giây lát. Trên tầng chót của Thiên An Môn, Mao
và Lin Bao đã làm những cuộc xuất hiện thường xuyên để đón nhận sự hoan hô
trong mỗi lần xuất hiện. Mao đã khen ngợi về hành động của họ trong phong trào
để phát triển xã hội chủ nghĩa và dân chủ. Tháng 8 và tháng 9, có 1.772 người
bị giết chết chỉ nội ở Bắc Kinh.
Ở Thượng
Hải, trong tháng 9 có 704 vụ tự tử, 534 cái chết có liên quan đến Cách Mạng Văn
Hóa. Ở WuHan có 62 vụ tự tử và 32 người bị giết trong thời gian này. Những viên
chức đã nãn lòng trong việc ngăn chận bạo động của vệ Binh Đỏ. Xie Fuzhi,
trưởng ngành cảnh sát quốc gia đã nói: Nếu có ai đó bị đánh đập đến chết…đó
không phải công việc của chúng tôi. Nếu anh cầm giữ kể đánh đạp người đến chết,
đó sẽ là một sai lầm lớn! Chính Mao cũng không đắn đo trong khi lấy đi mạng
sống của con người và đã đi quá xa đến độ đã gợi ý rằng dấu hiệu của tính cách
mạng thật sự là lòng ham muốn giết: “Người này, Hitler, còn tàn bạo hơn, càng
tàn bạo càng tốt, bạn có nghĩ thế không? Càng giết nhiều người bạn càng cách
mạng hơn.”
"This man Hitler
was even more ferocious. The more ferocious the better, don't you think? The
more people you kill, the more revolutionary you are."[10]
Hành
động. Trong 2 năm kể từ năm
1968 (lâu hơn ở nhiều nơi) Vệ Bình Đỏ đã mở rộng quyền hạn và leo thang trong
việc tái xây dựng xã hội chủ nghĩa. Họ bắt đầu phát các truyền đơn giải thích
những hành động của họ nhằm phát triển và tăng cường xã hội chủ nghĩa, và dán
tên những người tình nghi là phản cách mạng trên những bản thông báo. Họ tập
họp với nhau thành những nhóm lớn và mở “những cuộc tranh cải lớn”, viết những
vở kịch có tính giáo dục. Họ mở những cuộc meeting trong công chúng để phê bình
và khuyến dụ tự phê phán đói với những người tình nghi là phản cách mạng. Mặc
dù 16 điểm và những công bố khác của những người lãnh đạo theo Mao từ trung
ương cấm đấu tranh bừng thể lực – physical struggle – thay cho đấu tranh bằng
lời nói, những buổi họp về đáu tranh thường dẫn đến bạo động về thể lực.
Những vụ tranh đấu bằng lời hồi đầu giữa người
của những nhóm hoạt động đã trở thành bạo động hơn, đặc biệt khi họ chiếm lấy
vủ khí của quân đội vào năm 1967. Những lãnh đạo trung ương đã giới hạn sự can
thiệp của họ trong những bạo động bằng lời nói, ngay cả đôi khi tỏ ra khuyến
khích bạo động thể lực, chỉ sau khi Vệ Binh Đỏ chiếm lấy vủ khí thì họ bắt đầu
trấn áp phong trào.
Lưu Thiếu Kỳ bị gữi vào trại giam, sau đó chết
vào năm 1969. Đặng Tiểu bình bị đưa đi xa cải tạo 3 lần, sau cùng được đưa vào
làm việc như một công nhân trong một nhà máy cho đến khi được Chu Ân Lai đem về
làm việc lại sau này. Nhưng nhiều người bị buộc tội khác đã không được may mắn
vậy, họ đã không bao giờ trở về.
Việc
làm của vệ binh Đỏ được Mao Trạch Đông ngợi khen. Ngày 22/8/1966, Mao ra một thông báo theo đó
ngừng mọi sự can thiệp của cảnh sát vào những chiến thuật của Hồng Về Binh –
Red Guard – và những hành động của họ. Những người trong lực lượng cảnh sát dám
chối bỏ thông báo này đã bị quy cho là những kẻ phản cách mạng”
Cách
mạng văn hóa trong chính quyền, trong đảng. Ngày 3/1/1967 Lin Biao và Giang Thanh - Jang Qing - vân. động
truyền thông và những cán bộ địa phương tạo nên cái gọi là Trận Bão Tháng Giêng - January Storm – Những
lãnh đạo nổi tiếng của chính quyền thành phố Thượng Hải bị chỉ trích nặng nề và
bị thanh trừng. Việc này dọn đường cho Wang Hongwen chiếm lấy thực quyền ở
thành phố và công cụ quyền lực của trung ương đảng ở đây là Ủy Ban Cách Mạng
thành phố. Chính quyền thành phố ngưng hoạt động.
Ở Bắc Kinh, một lần nữa, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng
Tiểu Bình là mục tiêu bị phê phán, những người khác không dính líu đến vụ phê
phán của trung ương đảng như Chen Boda và Kang Shen thì quay sang phê phán phó
thủ tướng Tao Zhu, như thế đã bắt đầu cuộc đấu tranh chính trị giữa những viên
chức của chính quyền trung ương và cán bộ địa phương, những người nắm giử cách
Mạng Văn Hóa như một cơ hội để cáo buộc những đối thủ về tội có hoạt động phản
cách mạng khi nổi ám ảnh vì sợ hải lan rộng như một cơn dịch.
Ngày 8/1/1967 Mao ngợi khen những hành động này
trên tờ Nhân Dân Nhật báo, thúc giục tất cả mọi lãnh đạo địa phương gia tăng tự
phê bình, hay phê bình và thanh trừng người khác. Điều này khởi sự một cuộc đấu
tranh quyền lực rộng khắp dưới dạng những cuộc thanh trừng nối tiếp thanh trừng
trong những chính quyền địa phương. Vài chính quyền địa phương đã ngưng làm
việc với nhau. Liên quan với sinh hoạt cách mạng trong một cách nào đó là con
đường duy nhất để tránh bị thanh trừng, nhưng điều này không có gì bão đảm.
Cách
Mạng văn hóa trong quân đội.
Tháng hai, Giang Thanh và Lin Biao, được sự cho phép của Mao Trạch Đông, đã
nhấn mạnh là cuộc đấu tranh giai cấp phải được mở rộng trong quân đội, nhiều
tướng lãnh nổi tiếng của quân đội Nhân Dân giải phóng là cột trụ đã sáng lập
nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã nói lên mối quan tâm sâu xa của họ và sự
chống lại những lỗi lầm của Cách Mạng Văn Hóa. Cựu Phó bộ trưởng ngoại giao
Chen Yi đã giận dử trong cuộc họp của bộ chính trị rằng nhưng phe đảng mới sẽ
phá hủy hoàn toàn quân đội, và sau đó là đến phiên đảng CS. Những tướng lãnh
khác bao gồm Nie Rongzhen, Helong – Hạ Long – và Xu Xiangqian bày tỏ sự hết sức
bất bình của họ.
Tất cả bọn họ sau đó đã bị lên án trên hệ thống
truyền thông quốc gia, được kiểm soát bởi Yao Wenyuan và Zhang Chunqiao… như là
“những lực lượng ngược dòng tháng hai”. Tất cả bọ họ sau cùng đã bị thanh trừng
bởi Vệ Binh Đỏ. Đồng thời nhiều tổ chức lớn và nổi tiếng của Vệ Binh Đỏ cũng
nổi lên chống những tổ chức khác của Vệ Binh Đỏ đã loan truyền những thông điệp
cách mạng khác với họ đã làm cho tình hình thêm phcs tạp và làm xấu thêm những
hổn loạn. Những sự việc này dẫn đến việc ngưng hoàn toàn mọi hoạt động không
lành mạnh trong vệ Binh Đỏ theo lệnh của Giang Thanh. Tháng 5 ngày 6, Lưu Thiếu
Kỳ bị lên án công khai và rộng rãi bởi phe Trung Nam Hải – Zhongnanhai – Những
thành viên bao gồm Giang Thanh – Jang Qing và Kang Sheng, trên hết chính là
Mao.
Việc này được theo sau bằng một couch phản kháng
và biểu tình lớn lcủa quần chúng ở WuHan ngày 20 tháng 7, sau này chính Giang
Thanh đã bay sang Wuhan để lên án những hoạt động phản cách mạng và đã chỉ
trích Chen Zaidao, vị tướng lãnh chịu trách nhiệm khu vực Wuhan. Ngày 22 tháng
7, Giang Thanh ra lệnh cho Vệ Binh Đỏ hãy thay thế Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng nếu cần, do đó đã làm cho những
lực lượng hiện có không còn quyền hạn gì. Sau cuộc khen ngợi hồi đầu của
Giang Thanh, vệ Binh Đỏ bắt đầu lấy cắp, cướng bóc doanh trại và những building
khác của quân đội. Hành động này những tướng lãnh trong quân đội không thể ngăn
chận và vẫn tiếp tục cho đế mùa thu năm 1968.
Mùa Xuân năm 1968, một phong trào rộng khắp nước
nhằm nâng vị thế vốn đã được tôn sùng của Mao lên thành một vị thánh. Ngày
27/7/1968 quyền lực của Hồng vệ Binh trên quân đội bị chấm dứt, chính quyền
trung ương đã gữi những đơn vị đến nhiều đơn vị để bão vệ những khu vực vẫn còn
là mục tiêu của Hồng vệ Binh. Một năm sau những phe nhóm Hồng Vệ Binh bị phá bỏ
hoàn toàn. Mao sợ rằng những hỗn loạn mà họ tạo ra – và có thể tạo nên - có thể phương hại đến chính ngay ngay cả nền
tảng của đảng CS Trung Hoa.
Trong mọi
trường hợp, mục đích của Hồng Vệ Binh đã được hoàn thành một cách rộng lớn và
Mao cũng đã cũng cố được quyền lực chính trị một cách lớn lao. Đầu tháng 10,
Mao bắt đầu một cuộc thanh trừng (những viên chức Hồng vệ Binh?) không trung
thành với mình. Những người này bị gữi đi làm việc ở những trai lao động ở miền
quê. Trong cùng tháng, trong phiên họp khoáng đại lần thứ 12, quốc hội khóa 8,
Lưu Thiếu Kỳ đã vĩnh viễn bị khai trừ khỏi đảng. Lin Biao được chọn làm Phó chủ
tịch đảng, đồng chí sát cánh của Mao – và là người thừa kế chỉ định của Mao. Vị
thế và danh vọng của Lin Biao đứng thứ 2, sau Mao. Đối thủ lớn nhất của Lin là
Lưu Thiếu Kỳ đã bị thanh trừng, quyền lực chính trị của Chu Ân Lai đang suy
tàn.
Tháng 11/1968, Mao bắt đầu “Phong Trào Về Miền
Quê”, phong trào này kéo dài một thập niên sau đó, trong suốt phong trào này ,
những trí thức trẻ sống ở thành thị bị buộc phải đi về miền quê. Từ “trí thức”
được dùng trong ý nghĩa rộng nhất để nói tới nhưng học sinh trung học đệ nhất
cấp, cho đến cuối những năm 1970, những trí thức trẻ này sau cùng được cho phép
trở về thành phố quê nhà của họ. Phong trào này một phần cũng là cách di chuyển
những Vệ Binh Đỏ về miền quê để họ ít gây hại hơn về xã hội.
Thay
đổi quyền lực. Tháng 4/ 1969, Lin Biao,
phiên họp khóa 9 của trung ương đảng CS, Lin Biao (một trong 2 cột trụ chính cề
quân sự của Mao, Bành Đức Hoài) đọc một bài báo cáo chính trị chỉ trích Lưu
Thiếu Kỳ và những người phản cách mạng khác trong khi luôn luôn trích dẫn lời
của Mao trong Sách Đỏ. Điều thứ 2 của nghị trình là cấu trúc mới của đảng được
thay đổi và chính thức chỉ định Lin Biao là người kế nhiệm Mao, từ đây trong
mọi dịp, tên của Mao được gắn liền với Lin, Chủ tịch Mao và Phó chủ tịch Lin.
Thứ 2, Bộ chính trị mới được lựa chọn với Mao Zedong, Lin Biao, Chen Boda, Zhou
Enlai và Kang Sheng là 5 thành viên của ban thường vụ Bộ chính trị. Bộ chính trị bao gồm hầu hết những người đã
nổi lên như là kết quả của Cách Mạng Văn Hóa với Chu Ân Lại chỉ được giữ lại
chức vụ, nhưng tụt xuống hàng thứ 4 trong 5 người.
Ngày 23/819/1970 phiên họp khoáng đại thứ 2 quốc
hội thứ 9 của trung ương đảng CS, Chen Boda là người phát biểu đầu tiên đã hết
lời ca ngợi Mao với ý định tự nâng mình, đồng thời Chen đề nghị phục hồi chức
vụ Chủ Tịch nhà nước. Mao đã chỉ trích sâu sắc bài diễn văn của Chen và loại bỏ
Chen Boda khỏi ban thường vụ bộ chính trị, đây là bắt đầu của một loạt những
buổi họp chỉ trích khắp nước đối với những người dùng lừa đối cho ý đinh tranh
đoạt, những người bị gọi là đại diện của Lưu thiếu Kỳ đối với chủ nghĩa Marxism
và những kẻ nói dối chính trị. Sự loại bỏ Chen khỏi ban thường vụ được coi như
là một cảnh cáo đối với Lin Biao. Sau đại hôi 9, Lin liên tiếp yêu cầu được
thăng chức trong đảng và trong chính quyền khiến Mao đâm nghi ngờ Lin muốn
chiếm đoạt quyền lực tối cao ngay cả có ý định muốn loại bỏ Mao.Bài diến văn
của Chen làm tăng thêm sự sợ hải của Mao. Nếu Lin là phó chủ tịch nhà nước, Lin
sẽ có quyền lực chính thức tối cao sau cái chết của Chủ tịch – biểu hiện mối
nguy hiểm rõ rệt đối với an toàn của Mao.
Âm
mưu lật đổ. Việc Mao từ chối không để cho Lin
được nổi tiếng hơn nữa làm cho Lin thất vọng sâu sắc. Quyền hạn của Lin ngày
càng thu nhỏ lại trong đảng và sức khỏe của Lin dần dần có vấn đề. Những người
ủng hộ Lin đi đến quyết định dùng sức mạnh quân đội sẵn có trong tay để loại
Mao bằng một vụ đảo chánh. Lin Liguo và những người âm mưu khác thuộc là những
sĩ quan cao cấp trong quân đội thành lập bộ phận thực hiện đảo chánh nhắm loại
bỏ Mao với kế hoạch gọi là 571 tựa như là một cuộc nổi dậy của quân đội
“General Uprising” trong tiếng Quan Thoại. người ta đã tranh cải về cách mà Lin
Biao liên hệ trong tiến trình này.
Trong một tài liệu được biết, Lin đã tuyên bố ở Thượng Hải:
“Một nổ lực tranh đoạt quyền lực đã nổi lên tren chúng tôi. Nếu chúng tôi không
thể kiểm soát được những hoạt động cách mạng, thì những quyền lực kiểm soát này
sẽ rơi vào tay người khác”. Kế hoạch của Lin chủ yếu dùng không quân oanh tạc
và dùng rộng rái sức mạnh không quân. Nếu kế hoạch thành công, Lin sẽ bắt giữ
tất cả đối thủ và nắm quyền lực tối cao, nếu thất bại Lin sẽ đường với một hậu
quả thảm khốc. Những nguồn tin từ những người xét lại đã tranh cải về sự liên
quan của Lin và đặt phần lớn sự quy trách về người con ông này, Lin Liquo.
Âm mưu ám sát chống Mao đã được thực hiện ở
Thượng Hải từ ngày 8 – 10/9/1971. trước khi vụ tấn công diễn ra, những tin tức
sơ khởi về những hoạt động của Lin do ở cảnh sát địa phương đã báo cáo rằng Lin
đang hợp tác với một âm mưu chính trị, những người trung thành ủng hộ Lin được
huấn luyện đặc biệt trong quân đội. Từ sự kiện này trở đi, liên tiếp có báo cáo
và quả quyết về việc Mao bị tấn công. Một quả quyết là trên đường về Bắc Kinh
bằng xe lửa riêng, Mao đã bị tấn công trực tiếp. Một quả quyết khác là cây cầu
mà xe lửa của Mao sẽ băng qua để đến Bắc Kinh đãbị oanh tạc. Mao đã tránh và
thay đổi lộ trình vì những báo cáo của ngành tình báo. Trong những ngày đầy lo
âu ấy, cảnh sát của Mao đã được bố trí cách khoảng từ 10 – 20 mét một, người
đứng quay mặt ra từ đường xe lửa để ngăn ngừa ám sát. Mặc dù nhiều báo cáo trái
ngược nhau, sau tháng 9 cùng năm, người ta không bao giờ thấy Lin xuất hiện
trước công chúng nữa, những người ủng hộ Lin cũng thế, hầu hết họ cố gắng trốn
thoát về Hồng Kông thuộc Anh, nhiều người đã không lầm được như vậy, có vào
khoảng 20 tướng lãnh của quân đội đã bị bắt.
Người ta cũng được biết ngày 13/9/1971, Lin
Biao, vợ của ông này YeQun, con trai Lin Liguo và vài người của bộ tham mưu đã
cố gắng bay đi Liên Xô. Trên đường đi, phi cơ của Lin đã rớt ở Mông Cổ. tất cả
mọi người trên tau đều chết. Cùng ngày bộ chính trị mở phiên họp khẩn cấp về
những vấn đề có liên quan đến Lin. Ngày 30/9/1971, tin lin chết được xác nhận ở
Bắc Kinh. Vệc này dẫn đến sự hủy bỏ ngày lễ mừng National Day – Quốc Khánh –
ngày hôm sau đó.
Tứ
Nhân Bang. Sự phản bội cuả
Linbiao làm tăng sự lo sợ của Mao, sức khoẻ Mao đang đi xuống, chổ trống của
Lin Biao và nhu cầu người kế nhiệm dẫn đến việc đưa Wang Hongwen, một cán bộ ở
Thượng Hải về làm việc ở chính quyền trung ương, được mau chóng thăng lên phó
chủ tịch đảng CS, chuẩn bị sẵn sàng cho sự kế nhiệm. Theo lời khuyên của Chu Ân
Lai, Đặng Tiểu bình được đem trở về Bắc Kinh để giải quyết những công việc hàng
ngày của chính quyền như là một phó thủ tướng.
Giang
Thanh và Tứ Nhân Bang. Cái chết của Lin Biao
và sức khỏe đang đi xuống của Mao làm tăng quyền lực của vợ Mao và tham vọng
của những người ủng hộ Giang Thanh. Là người trước đây đã tiến hành những chính
sách của Mao trong giai đoạn đầu của Cách Mạng Văn Hóa, nay thì Giang Thanh
liên kết với những chuyên gia về tuyên truyền như Zhang Chunqiao, Yao Wenyuan
và về mặt chính trị ủng hộ Wang Hongwen tạo thành một nhóm dặc biệt 4 người gọi
là Tứ Nhân Bang. Cùng nhau họ mở rộng ảnh hưởng kiểm soát truyền thông và tuyên
truyền và thù ghét những sáng kiến kinh tế của Đặng Tiểu Bình.
Cuối năm 1973 họ nắm lấy cơ hội và tiến hành một
phong trào rộng rãi trên toàn quốc gọi là Pi Lin Pi Kong nói rõ mục tiêu là
loại trử khỏi xã hội Trung Hao cách suy nghĩ của những người theo trường phái
Khổng tử mới – Neo – Confuciannist - và lên án hành động của Lin Biao là phản
quốc và hủ hóa, phong trào gián tiếp nhắm vào Chu Ân Lai để làm suy yếu vị trí
thủ tướng của họ Chu, người mà nhóm 4 người coi là đối thủ chính trong kỷ
nguyên hậu Mao, những mặt trận chính trị được tung ra nhằm phục hồi lại thời kỳ
những năm đầu của Cách Mạng Văn Hóa, mục tiêu thường được tập chú bằng cái tên
– Duke of Zhou - và những hình tượng ngụ ý có tính cách lịch sử, tên Chu không
bao giờ được nhắc đến trong suốt phong trào.
Mặc dù có những cố gắng nhưng phong trào đã
không đạt được thành công do quần chúng đã mệt mỏi và sự vô ích của những phong
trào, chiến dịch chính trị chỉ có tính tàn phá.
Kiểm
soát tình hình, tấn công đối thủ. Nhóm 4 người đã kiểm soát mạnh chính trị và tuyên truyền nhưng
đã không ngăn được việc phục hồi những chính sách kinh tế tiến bộ trên lĩnh vực
kinh tế của Đặng Tiểu bình. Lập trường chống lại chủ nghĩa phe phái trong đảng
đã rõ, họ Đặng nhắm thăng tiến sự thống nhất như là bước tiến đầu tiên để tái
thực hiện sản phẩm hữu hiệu. Tuy nhiên Mao gọi những chính sách của của họ Đặng
là một cố gắng phục hồi trường hợp của những kẻ cánh hữu và ra lệnh cho Đặng
phải viết kiểm điểm trong suốt tháng 12/1975. Sự thay đổi được phe Tứ Nhân Bang
ngợi khen.
Tang
lễ Chu Ân Lai. Tháng 2/081976, Chu Ân
Lai chết vì bệnh ung thư bàng quang. Ngày hôm sau, Đài tưởng niệm Anh hùng Nhân
dân phủ đầy những vòng hoa tưởng niệm bày tỏ sự thương tiếc đối với vị thủ
tướng. Một sự kiện chưa từng có, ngày 15/01, đám tang được tổ chức để tưởng
niệm trên toàn quốc vì sự nổi tiếng của ông này. Tuy vậy, Tứ Nhân Bang lo ngại
vì những cuộc tập họp tự phát có thể trở thành những làn sóng chính trị chống
đối họ nên qua báo chí truyền thông họ đã áp đặt sự giới hạn, cấm đoán việc
mang khăn đen và hoa trắng đi kèm theo
những sinh hoạt thương tiếc khác, Đặng Tiểu Bình đã đọc điếu văn họ Chu với sự
tham dự của toàn thể những lãnh đạo cao cấp ngoại trừ Mao, đang bệnh nặng.
Tháng 2, Tứ Nhân Bang bắt đầu công kích đối thủ chính trị đáng gờm sau cùng của
họ, phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình, một lần nữa, họ Đặng bị tước bỏ mọi chức vụ
lẫn vị trí trong đảng. Sau cái chết của họ Chu, Mao đã không chọn ai trong Tứ
Nhân Bang làm người kế nhiệm, thay vào đó đã chọn một người tương đối ít được
biết đến, Hoa Quốc Phong – Hua Guofeng.
Sự
kiện Thiên An Môn lần thứ nhất, năm 1976.
Ngày 5/4 là ngày lễ Thanh Minh của Trung Hoa, ngày truyền thống
để thương tiếc những người đã chết, dân chúng đã tụ họp tại Thiên An Môn kể từ
cuối tháng 3 để thương tiếc cái chết của họ Chu, đồng lúc một sự giận dử quan
trọng đã trổi dậy chống Tứ Nhân Bang. Càng lúc càng có nhiều người viết và dán
những thông điệp chống nhóm này. Vào ngày 5/4 có nhiều trăm ngàn người tụ họp
tại và quanh Thiên An Môn biến cuộc hội họp trở thành một cuộc phản kháng không
bạo động. Tứ Nhân Bang nhân danh trung ương đảng ra lệnh cho cảnh sát tiến vào
khu vực, dẹp bỏ những vòng hoa và thông điệp, biểu ngử, giải tán đám đông. Họ
đề quyết là sự kiện Thiên An Môn, như người ta bắt đầu biết đến, được tổ chức
bởi một nhóm nhỏ những kẻ phản động thiên hữu do bởi sự lãnh đạo của Đặng Tiểu
Bình, và tiếp theo đã tố cáo sự kiện trên truyền thông khắp nước, trong một
phiên họp của Trung ương đảng vào ngày 6/4, Zang Chunqiao đã công kích Đặng
Tiểu Bình, người đã bị tước hết chức vụ và bị quản thúc tại gia.
Kết
thúc của Tứ Nhân Bang.
Ngày
9/91976, Mao Trạch Đông chết, hình ảnh Mao trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa làm nên
hình ảnh của một con người lý tưởng đã hòa mình trong đám đông quần chúng. Đối
với nhiều người, cái chết của Mao là biểu tượng một sự tổn thất của nền tảng xã
hội chủ nghĩa Trung Hoa. Khi cái chết của Mao được công bố trưa ngày 9/9,1976
trên báo chí với tựa đề: “Thông báo của Ủy Ban Trung ương Đảng, Ủy Ban Nhân Dân
Toàn Quốc, Hội Đồng Nhà nước với toàn đảng, toàn quân đội và toàn thể nhân dân
trên khắp nước”. Đất nước đã đi vào đau buồn và thương tiếc, dân chúng khóc
trên đường phố, những cơ quan công quyền đóng cửa một tuần lễ.
Trước khi chết, Mao được cho là đã viết một
thông điệp trên một mảnh giấy nói rằng: “With you in charge, I’m at ease”, ý
muốn nói với Hua Guofeng - Hoa Quốc Phong -
kế vị, Mao hài lòng. Điều này đã chính thức hóa họ Hoa như là vị Chủ
tịch mới của đảng CS. Trước khi có sự kiện này, Hoa được coi như là ngươi thiếu
khả năng chính trị và tham vọng, và không tạo nên mối đe dọa nào đối với Tứ
Nhân Bang trong cuộc chạy đua về việc kế nhiệm Mao. Những dưới ảnh hưởng của
những vị tướng nổi tiếng như Ye Jianving, và một phần dưới ảnh hưởng của Đặng
Tiểu Bình, và với sự hổ trợ của quân đội, Họ Hoa đã ra lệnh bắt giữ tứ Nhân
Bang theo sau cái chết của Mao, ngày 10/10, Trung Đoàn Đặc Biệt 8341 đã bắt giữ
những thành viên của Tứ Nhân Bang. Về mặt lịch sử, việc này đã kết thúc kỹ
nguyên Cách Mạng Văn Hóa.
Hậu qủa Cách Mạng Văn Hóa.
Trong suốt “phong trào phá bỏ 4 cũ” –
Destruction The Four Olds - Những công việc tôn giáo bị Vệ Binh Đỏ lên án và làm cho nãn lòng. Những
kiến trúc tôn giáo như đền thờ, nhà thờ, thánh đường Hồi Giáo, tu viện, và
nghĩa trang bị đóng cửa, đôi khi cướp bóc và phá hủy. Những cái đáng sợ và thù
nghịch nhất của phong trào là vô số những vụ tra tấn, giết người, và những vụ
tự tử là sự lựa chọn sau cùng của những người phải chịu đựng hành hạ và làm
nhục.
Cách mạng Văn Hóa đã đặc biệt tàn phá những nền
văn hóa của những chủng tộc thiểu số ở Trung Hoa. Ở Tây Tạng, hơn 6 ngàn tu
viện đã bị phá hủy đặc biệt với sự tham gia của những nhóm Hồng vệ Binh Tây
Tạng gồm những chủng tộc địa phương. Nội Mông, vào khoảng 790 ngàn người bị
buộc tội, trong số có 22.900 người bị đánh đập cho đến chết, 120 ngàn bị tàn
phế vì tra tấn trong cuộc săn lùng tàn nhẩn để tìm kiếm những người bị cho là
“ly khai” của Đảng Nhân Dân Nội Mông đã bị giải tán nhiều thập niên trước đó.
Theo Jung
Chang trong quyển “Mao: The Unknown Story” gây nhiều tranh cải, những trường
hợp được cho là xấu xa đầy thù hận bao gồm việc người ta đã nhổ những chiếc
răng của một phụ nử Hồi Giáo bằng kềm, mủi và tai của người phụ nử này bị vặn
cho đến sứt ra trước khi bị cắt thịt cho đến chết. Một phụ nử khác bị rape bằng
một chiếc cọc. Người phụ nử này sau đó đã tự tử. Một người đàn ông bị đóng đinh
vào sọ. Một người đàn ông khác bị cắt lưỡi và sau đó bị móc mắt, một người khác
bị đánh đập vào hạ bộ, sau đó bị nhồi thuốc súng vào lổ mủi và đốt.
Ở
Xinjiang, những bản sao kinh Quran và những sách khác của người Uyghur bị đốt
và những Đạo sĩ Hồi Giáo được kể lại là bị dắt đi diễu hành với thân thể bị tạt
đầy sơn. Trong khu vực của người Đại Hàn ở Đông bắc Trung Hoa, những trường dạy
ngôn ngử bị phá hủy. Ở tinh Yunnan, lâu đài vua của người “Dai” bị đốt cháy, và
vụ thảm sát người Hui Muslim trong năm 1975 được biết như là sự kiện Shadian –
Shadian Incident - được quy cho là đã làm chết 1.600 người.
Nhân quyền. Quyền sống của hàng triệu
người Trung Hoa bị tước bỏ hoàn toàn trong thời cách mạng văn hóa. Những ai bị
cho là gián điệp - running dogs - xét lại - revisionist (như những địa chủ)
- phải chịu nhiều sự tấn công bạo lực
khác nhau, bỏ tù, hãm hiếp, hành hạ, phải chịu đựng sự khủng bố một cách có hệ
thống và lạm dụng, tài sản bị tước đoạt và tái xác nhận lý lịch. Hàng trăm ngàn
người (hay hơn nữa) không rõ danh tánh đã bị giết chết, hành quyết, bỏ đói và
làm việc cho đến chết. Nhiều triệu người đã bị buộc phải dời chổ ở. Trong suốt
thời kỳ Cách mạng Văn Hóa, những người trẻ ở thành thị bị buộc phải về miền quê
và bị bắt buộc phải từ bỏ mọi hình thức giáo dục tiêu chuẩn thay vào đó là
những bài giảng tuyên truyền về đảng CS Trung Hoa.
Một vài trong số những bạo
động cực kỳ xãy ra ở Guangxi một ký giả người Trung Hoa đã trông thấy một hình
ảnh gây xáo động về sự tuân lệnh cách chính thức trong việc giết người có hệ thống
và việc ăn thịt người của những cá nhân nhân danh cách mạng chính trị và đấu
tranh giai cấp. Những sử gia hàng đầu của đảng đã nhìn nhận: “Ở một vài nơi,
việc đó đã xãy ra là “kẻ phản cách mạng” đã bị đánh đập đến chết và trong một
kiểu cách thú vật nhất, thịt và gan của người ấy bị ăn bởi những kẻ đã giết nạn
nhân (Tài liệu từ Cultural Revolution - From Wikipedia, the free encyclopedia)
Con số ước lượng về những
cái chết, thường dân và Vệ Binh Đỏ, theo những nguồn tin phương Đông và phương
Tây là vào khoảng 500 ngàn người trong những năm thực sự hổn loạn 1966 -1969.
Nhiều người đã không chịu nổi tra tấn tàn bạo, họ mất hết hy vọng vào tương lai
nên đơn giản là tự tử. Một trong số những trường hợp nổi tiếng nhất là Deng
Pufang (con trai của Đặng Tiểu Bình) người đã nhảy hay bị ném (?) xuống đất từ
tầng 4 của một tòa nhà trong thời gian ấy, thay vì chết, anh ta đã bị liệt bán
thân. Trong phiên xử vụ Tứ Nhân Bang – Gang Of Four – Tòa án trung Hoa đã tuyên
bố rằng đã có 729. 511 người đã bị buộc tội. 34.800 được nói là đã chết.
Tuy vậy con số thực sự có
thể sẽ không bao giờ được biết vì rất nhiều cái chết đã không được báo cáo hay
được tích cực che dấu bởi cảnh sát và những giới chức địa phương. Những lý do
khác là tình trạng thống kê dân số của Trung Hoa vào lúc ấy và sự miễn cưỡng
cho phép có một cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về thời kỳ này của nhà nước CS
Trung Hoa. Một báo cáo mang tính nghiên cứu hồi gần đây quả quyết là chỉ nội
vùng nông thôn Trung Hoa không thôi đã có vào khoảng 36 triệu người đã bị kết
tội trong số này có khoảng 750 ngàn đến 1 triệu rưởi người đã bị giết chết và
con số người thương tật vĩnh viễn cũng bằng như con số ấy. Trong quyển “Mao:
Câu chuyện chưa được biết” – Mao: The Unknown Story của 2 tác giả (là vợ chồng)
Jung Chang (Trước kia là một sinh viên, một nử đảng viên CS, có chồng là một
người Anh, bạn học) và Jon Halliday đã cho là có 3 triệu người đã chết vì sự
hung bạo của Cách Mạng Văn Hóa.
Những tổn thất do cuộc Cách
Mạng Văn Hóa trong con mắt của những quan sát viên, đối với đa số người dân
Trung Hoa cũng như đối với đảng CS Trung Hoa là một tai họa không nguôi cho đất
nước và người dân Trung Hoa. Mặc dù những đánh giá khác nhau vẫn còn tiếp tục,
trong cuộc phán quyết lịch sử, chính thức về Cách Mạng Văn Hóa năm 1981, đảng
CS đã quy trách nhiệm chính yếu về Mao Trạch Đông, tuy vậy cũng đã đổ phần
trách nhiệm quan trọng cho Lin Biao – người được Mao chọn để kế vị Mao và là
người đã nổi bật trong Cách mạng Văn Hóa và bọn bốn người – Tứ Nhân Bang – Nổi
bật nhất là người cầm đầu của nhóm, Jiang Qing, tức Giang Thanh – đã làm cho
tình hình qúa đổi tồi tệ
Một loạt những phong trào được tung ra trong những năm sau
đó:
-1963 - 1964 Phong trào 5 chống,
Five-Anti Campaig;
- 1964 Chỉnh đảng, Party
Rectification
- 1964 - 1966 Giáo dục con người xã
hội chủ nghĩa, Socialist Education
- 1969 Chỉnh đảng, Party
Rectification
- 1981 Giải phóng chống tư sản;
Anti-Bourgeois Liberalization
- 1982 Chống tham nhũng, chống tội
ác kinh tế, Anti-Corruption, Anti-Economic Crimes
- 1987 Phong trào giải phóng chống
tư sản, Anti-Bourgeois Liberalism
- 1987 - 1988 Phong tào giải phóng
chống tư sản, Against Bourgeois Liberalism
- 1989 Phong trào giải phóng chống
tư sản, Against Bourgeois Liberalism
- 1989 - 1992 Đẩy mạnh chống tham nhũng,
Anti-Corruption Drive
- 1993 - 2000 Phong trào chống tham nhũng,
Anti-Corrup
Những kinh nghiệm đẩm máu của Trung cộng đối với lân quốc
1- Mãn Châu: 1948,
quân đội CS của Mao Trạch Đông đã tiến chiếm Mãn Châu, quân đội quốc gia Mãn Châu bị đánh tan với
những tổn thất nặng nề và Mãn Châu một quốc gia kỹ nghệ dưới sự bảo trợ của
Nhật trước và trong thời Đệ Nhị thế chiến bị biến thành một pháo đài của Cộng
sản Trung Hoa, di dân, chiếm đất và đồng hóa… Mãn Châu ngày nay là 1 tỉnh của
Trung Cộng!
2-
Tây Tạng: Năm 1949, không một sự
khiêu khích, quân CS của Mao Trạch Đông đã bất thần đánh chiếm miền Đông Tây
Tạng. 1950, Đại biểu của Tây Tạng đi Bắc kinh để đàm phán về vấn đề Trung cộng
tấn công chiếm giử nói trên, Trung cộng đe dọa sẽ gia tăng giải pháp quân sự
với Tây Tạng để bắt buộc vị sứ thần phải ký Thỏa ước về những Giải pháp Giải Phóng
Tây tạng cách Hòa Bình và dùng văn kiện này để biến Tây Tạng thành một thuộc
địa của Trung cộng bất kể sự chống đối của toàn dân Tây Tạng.
Ngày 9 tháng 9, 1951 hàng ngàn quân Trung cộng
tràn vào thủ đô Lhasa, chiếm đóng bằng bạo lực, đàn áp tôn giáo, phá bỏ các đền
chùa một cách có hệ thống, từ chối mọi quyền tự do chính trị, bắt bớ lan rộng,
tù đày, thảm sát đàn ông, phụ nử và trẻ em vô tội! Ngày 10 tháng 3, 1959 cuộc
tổng nội dậy của người dân Tây Tạng trên toàn quốc lên đến cực điểm. Trung cộng
trả đủa bằng sự tàn nhẩn mà người dân Tây Tạng chưa từng được biết. Hàng ngàn
đàn ông, phụ nử, trẻ em bị thảm sát trên đường phố, rất nhiều người khác bị bỏ
tù và trục xuất. Những tu sĩ nam và nử là mục tiêu chính. Tu viện, đền thờ bị phá
nát.
Ngày 17 tháng 3, 1959 vị Dalai Lama cuối cùng
của Tây Tạng đã bỏ trốn tìm lánh nạn ở Ấn Độ dưới sự truy đuổi của quân Trung
cộng. Cho đến ngày nay, sau 51 năm, một cách hòa bình Ngài vẫn kiên trì, tích
cực theo đuổi mục tiêu phục hồi nền tự trị cho đồng bào, quốc dân Tây Tạng của
ngài. Về phía chính quyền CS của Mao Trạch Đông, sau đó là di dân, lấn chiếm,
đồng hóa. Những gì xãy ra hồi gần đây thì mọi người trên thế giới đã biết trong
kỳ Olympic 2008 vừa qua.
Tấn công, tàn sát, chiếm đất, tài nguyên, di
dân, đồng hóa… Trung cộng đang bóp chết những quyền tự do dân tộc căn bản nhất
của mọi thế hệ Tibetian mai sau nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma hay những người kế nhiệm
ngài không thành công trong nổ lực kêu gọi thế giới áp đặt một áp lực đủ mạnh
để Trung cộng phải xét lại những hành động xâm lăng tội ác của mình.
Miến Điện:
Những cuộc chém giết đã xãy ra hàng chục năm nay giữa người dân Miến với nhau
dưới quyền cai trị của chính phủ quân nhân Miến được Trung cộng “hậu thuẩn”!
Bão tan, giữa cảnh tượng nhà cửa tàn phá vì bảo, xác người còn rãi rác đó đây,
dân chúng thiếu thốn đủ mọi thứ, viện trợ nhân đạo của thế giới được chuyển
đến, nhưng chưa có lệnh của Trung cộng, những giới chức cầm quyền địa phương
Miến đã không dám nhận!
Dưới đây là kinh nghiệm của những bộ đội VN đã tham gia
chiến dịch Campuchea 1978
Cuộc diệt chủng Kampuchea – tức
Cambodge ngày nay sau khi lấy lại tên cũ…
Khmer Đỏ nhận viện trợ súng đạn,
thuốc men, quân phục từ Trung cộng… Ngay khi vào Nam Vang và mọi thành phố lớn,
đã đuổi toàn thể dân chúng Cambodian ra khỏi mọi thành phố, Khmer Đỏ bão rằng
họ chỉ cần đi ra khỏi thanh phố vài tiếng đồng hồ và được chỉ định đi theo
những hướng mà quân Khmer đỏ đứng tập trung theo đường chỉ định, nhưng sau đó
dân chúng đủ mọi thành phần bị dẫn vào những khu tập trung được thành lập vội
vàng ở những vùng nông thôn và rừng núi.
Ngay sau đó là học tập chính trị
đồng thời với từng nhóm, từng nhóm người được gọi tên ra đi khỏi cac khu trại
tập trung, các lớp học chính trị. Khmer Đỏ đã lần lượt giết tập thể từng nhóm,
từng nhóm người …bằng những đảng viên binh lính CS. Họ dùng những binh lính,
đảng viên CS thân Hà Nội để làm những cộng việc này, sau đó những kẻ đã ra tay
hành quyết những người dân Cambodian vô tội hôm trước đó, hôm sau, hay vài tuần
sau, vài tháng sau… cũng bị mang ra hành quyết!
Có cả một số những đảng viên, binh
lính CS của chính Khmer Đỏ cũng bị mang ra hành quyết vì họ vẫn còn có chút
lương tri nhận biết được thiện ác, đã không thi hành những mệnh lệnh giết người
cách sốt sắng từ những cấp chỉ huy cuồng tín của Khmer Đỏ. Sau đó, Khmer Đỏ đã
xua quân tấn công những tỉnh biên giới miền Đông giáp với VN, nơi có nhiều quân
CS, đảng viên CS thân Hà Nội và tàn sát những thành phần này.
Pol Pot, Khieu Samphan, Yieng
Sary…đã giết chết tổng cộng vào khoảng 1 triệu bảy trăm ngàn người ở Cambodia,
trong số nạn nhân, có khoảng hàng trăm ngàn người là người Chàm, hậu duệ của
đồng bào Chàm ở miền Trung VN đã chạy lọan qua đây từ nhiều thế kỹ trước!
Tất cả nạn nhân bị giết chết được
chụp hình lúc còn sống và cả lúc đã chết. Những hình ảnh này được biết một số
đã gữi đi Trung cộng để báo cáo, số còn lại chưa kịp gữi đi và được dán quanh
tường trong những phòng học chứa đầy xương, và sọ của người đã chết ở trường
trung hoc Tulsleng ở thủ đô Nam vang – Phnom Penh. Sự việc trên đây, chính
những thanh niên VN bị buộc phải tham gia chiến dịch Campuchea, những sĩ quan
trong quân đội VN đã tham gia chiến dịch này là nhân chứng, họ biết rõ qua lời
khai của tù binh Khmer Đỏ và chính họ đã loan truyền cho mọi người biết!
Cuộc diệt chủng Campuchea tất cả chỉ là người trong nước
chém giết lẫn nhau, không có ai là người ngoại quốc đã trực tiếp cầm súng bắn
giết người dân vô tội ở đất nước Campuchea!
Khi dân số đã trống, đồng ruộng
không đủ người làm cỏ dại mọc hoang tàn khắp nơi trên đồng ruộng thì hai mươi
năm sau, ba mươi năm sau Trung cộng cho 1 triệu du khách đi Phi Châu, một triệu
du khách đi Lào…v.v…Họ đến đấy, bằng tiền, họ mở cơ sở làm ăn, họ mang công
nhân từ Trung cộng đến, họ cũng tạo ra một ít việc làm cho người địa phương tất
nhiên với đồng lương không khả quan gì, người địa phương hoan nghênh, công nhân
Trung cộng lấy vợ người bản xứ, sinh con nhập tịch, mua sắm nhà đất…Một cuộc
xâm lăng nóng, xâm lăng thực sự nhưng êm ái, không một tiếng súng nổ!
Nhà nước Trung cộng đã thực hiện
được mục tiêu sau cùng mà chẳng phải tự tay chém giết ai cả! Chỉ người bản xứ tự
ý chém giết nhau! Sự thâm độc, nham hiểm của Trung cộng nằm ở chổ đấy!
Trong sự cai trị tàn ác của Trung cộng, tội ác lớn đến mức
độ nào cũng có thể xãy ra, cho bất kỳ ai!
Việt Nam
“- Chơi với ai, phải
biết rõ người ấy. Làm ăn với ai phải biết rõ đặc tính của người hợp tác với
mình”
Lời khuyên này của
người xưa cho đến này chưa hề sai; đặc biệt là trong quan hệ giữa Việt Nam và
nước Trung Hoa cộng sản, tức Trung cộng.
Việt Nam hiện nay,
hải đảo đã mất, Biển Đông đã mất, đất đai biên giới đã bị Trung cộng xâm chiếm.
Nội tình cai trị, chủ quyền quốc gia của VN đã bị Trung cộng lũng đoạn nặng nề.
Nước Việt Nam đang chìm càng lúc càng sâu vào sự cai trị của cộng sản Trung
Hoa!
Tình trạng này, người
Việt Nam ở ngoài nước đã biết từ lâu và trong nhiều năm nay, đã cố gắng hết sức
cảnh báo cho người trong nước. Trong nước, do sự bưng bít thông tin của những kẻ
ngu tối cầm quyền đảng cộng sản, do đó, rất nhiều đồng bào Việt Nam, đảng viên
của đảng cộng sản đã không biết được sự thật.
Phải nhận dạng rõ
“lịch sử tội ác của đảng cộng sản Trung Hoa” là điều mà mọi người Việt Nam
trong nước phải biết, để cả nước biết rõ mình phải đi về đâu, ngay trong lúc
này, và những năm tháng sắp đến. Phải cương quyết, triệt để tránh đi vào con đường
mà các dân tộc khác, là những nạn nhân đau khổ của chế độ cộng sản Trung Hoa,
đã trãi qua, hay đang trãi qua, ngay trong giờ phút này, vì tất cả là cơn ác
mộng kinh hoàng đến không thể tin được và triền miên trong từng ngày!
Đồng bào Việt Nam
trong nước, ai cũng cần phải biết, phải đọc…nhất là các bạn trẻ Việt Nam.
Thế hệ của lớp người
trẻ, những người mà vào năm 1979 mới chỉ là thanh niên độ tuổi đôi mươi, vô tư
khoác chiếc áo bộ đội mà họ bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội ép buộc phải mặc
lên để tiến vào chiến trường Campuchea, những người trai trẻ ấy nay đều đã trên
năm mươi tuổi! Các bạn đã biết về những gì xãy ra ở Campuchea sau năm 1975 và
hãy nên là nhân chứng cho toàn thể đồng bào Việt Nam về tội ác của Pôn Pốt, kẻ
đã nhận viện trợ súng, đạn của Trung cộng. Theo Trung cộng, tất cả là cơn ác mộng,
triền miên trong từng ngày cho mỗi gia đình Việt Nam!
Hiện tại, tương lai
của nước Việt Nam thuộc về những người trẻ Việt Nam, chính cuộc đời các bạn và
đời con, đời cháu của các bạn. Các bạn phải nhìn thấy sự thật. Các bạn biết rõ
mình cần đi về đâu, đất nước cần đi về đâu và chính các bạn là những quyết định
đất nước Việt Nam phải đi về đâu. Quyền quyết định Việt Nam đi về đâu không thuộc
vào thế hệ những người lãnh đạo cộng sản già nua, mù quáng, thiểu hiểu biết,
nhưng thừa tham vọng và đầy tội lổi đang cố lèo lái Việt Nam trong vô vọng. Những
người này chân run, gối mỏi, đã gần đất xa trời! Thế hệ những người cộng sản lớn
tuổi hiện nay đang mau chóng qua đi, nhưng hậu quả lớn lao do sự thiếu hiểu biết
của lớp người này để lại cho lớp người hiện nay và các thế hệ trẻ mai sau quá
to lớn, quá nặng nề. Tất cả đều là cơn ác mộng cho tất cả mọi người, mọi gia
đình Việt Nam trong giờ này!
Bản dịch này cũng đặc biệt gữi đến cho tất cả mọi đảng viên cộng sản, mọi
lứa tuổi, thuộc mọi khuynh hướng chính trị. Nếu bạn thấy rõ, biết rõ mình cần
phải đi về đâu, hãy mau chóng lấy quyết định, đã quá trễ. Cơn nguy đang càng
lúc càng bao trùm chiếc bóng của nó lên chính các bạn và toàn thể mọi gia đình
Việt Nam.
Hãy suy nghĩ, cân nhắc và có hành động mau
lẹ để thoát ra cho bằng được gọng kềm càng lúc càng xiết chặt của Trung cộng,
hoặc sẽ không bao giờ ra khỏi gông cùm nô lệ tàn ác, đã man của nó.
Việt Nam rồi có sẽ đi vào vết xe tự
diệt chủng của Campuchea hay không tùy vào thái độ dứt khoát của toàn thể đồng
bào, tuổi trẻ Việt Nam và các bạn đảng viên của đảng cộng sản đã thức tỉnh vào chế
độ cộng sản và nguy cơ của toàn thể mọi gia đình Việt Nam, moi sắc tộc… trong
nước hôm nay!
Ngày 20, tháng 10, năm 2008
Nguyễn Định Tường
Tài
liệu tham khảo: