Friday, January 10, 2014

Sài Gòn - Khung Trời Thương Nhớ

Ảnh: Chợ Sài Gòn 1960. (Bing. com)
Ảnh: Chợ Sài Gòn trước năm 1975. (Bing. com)

 
 









































03/07/2013
Lê Trọng Đức

 Sài Gòn, miền nam Việt Nam là khung trời tự do đầy ắp kỹ niệm, những kỹ niệm thương yêu, trìu mến đến từng con đường, từng khu phố, từng hàng cây.

Những ai đã sống qua thời kỳ tự do của Sài Gòn và miền nam Việt Nam vẫn mang và sẽ mang mãi những hình ảnh thân yêu của Sài Gòn, của miền nam Việt Nam trong tim cho đến giây phút cuối của đời mình; chẳng phải cho riêng mình mà họ còn truyền lại những hình ảnh ấy, những sinh hoạt trong tình người đầy nhân bản ấy cho các thế hệ con cháu mai sau.

Sài Gòn là thủ đô văn hóa, là trái tim của miền nam Việt Nam. Sài Gòn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của nam Việt Nam trước năm 1975

Cũng như những thành phố, đô thị lớn nhất thế giới khác, thành phố một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, Sài Gòn Tự Do muôn thuở mến yêu của miền nam Việt Nam được xây dựng, phát triển liên tục qua lịch sử trên dưới ba trăm năm bởi thế hệ nối tiếp thế hệ, chính phủ nối tiếp chính phủ.

 Trên bình diện thiết kế đô thị, giai đoạn Sài Gòn chính thức được xây dựng có kế hoạch bắt đầu từ sau khi người Pháp đến Việt Nam. Hòa ước Versailles tháng 11/21/1787 (Wikipedia the Free Encyclopedia)

Sài Gòn được xây dựng chủ yếu với kỹ thuật của người Pháp và công sức, nổ lực của người Việt Nam liên tục trong suốt thời kỳ người Pháp còn ở Việt Nam cho đến năm 1955 là năm người Pháp hoàn toàn rời khỏi Đông Dương.

Tiếp theo, là Sài Gòn trong giai đoạn phát triển hoàn toàn bằng trí tuệ, công sức, và nổ lực của người Việt Nam dưới chế độ dân chủ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1975
Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã đến miền nam Việt Nam để giúp nhân dân miền nam, Việt Nam Cộng Hòa, chống lại cuộc xâm lăng của khối cộng sản do Trung cộng và Liên Bang Xô Viết chủ xướng. Sự trợ giúp của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã mang đến thêm cho người miền nam Việt Nam những điều kiện về tài chính và kỹ thuật để Sài Gòn và nhân dân miền nam Việt Nam có thêm điều kiện tiếp tục phát triển và đã phát triển vượt bực; miền nam Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai của Á Châu trong những thập niên 1960s và 1970s

Sự phát triển, tiến bộ của Sài Gòn nói riêng và miền nam Việt Nam nói chung không chỉ về mặt xây cất những tiện nghi vật chất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt kinh tế phồn thịnh hay cho nhu cầu về cư trú, sinh hoạt của cư dân mà cả về sức sống, mỹ quan và sự phát triển về khoa học, kỹ khuật cùng với những tập quán sinh hoạt xã hội văn minh, phát triển.

Những hình ảnh được ghi lại do nhiều người qua lịch sử là sự minh hoạt đầy đủ cho lịch sử về sự phát triển Sài Gòn, miền nam Việt Nam qua các thời kỳ.
 
 
Ảnh: Tòa Đô Chính Sài Gòn, 1960. (Bing. com)
 
 
 
Ảnh: Tòa Đô chính Sài Gòn trông xa. Sài Gòn 1960. (Bing. com)
 
 
 
Ảnh: Trụ sở Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa. Sài Gòn 1960. (Bing. com)
 
 
 
Ảnh: Dinh Độc Lập sau khi tái thiết. Sài Gòn trước 1975. (Bing. com)
 
 
 
Ảnh: Trước rạp Cine Lê Lợi (bên phải). Xa phía trước là chợ Sài Gòn. Sai Gòn 1965. (Bing.com)
 
 
 
Ảnh: Ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi. Sài Gòn 1967. (Bing. com)
 
 
 
Ảnh: Phía trước Tòa Đô Chính, bắt đầu đường Nguyễn Huệ. Sài Gòn 1967. (Bing. com)
 
 
Ảnh: Thiếu nử Sài Gòn, trước Tòa Đô Chính. Sài Gòn 1965. (Bing. com)
 
 
 
Ảnh: Đường Hàm Nghi. Sài Gòn 1964. (Bing. com)
 
 
Ảnh: Ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Huệ. Thiếu nử Sài Gòn. Sài Gòn 1967. (Bing. com)
 

 
Ảnh: Ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Thống Nhất. Sài Gòn 1965. (Bing.com)
 
 
Ảnh: Sai Gòn giờ đi làm. Sài gòn 1965. (Bing. com)
 
 
Ảnh: Chợ Sài Gòn trước 1975. (Bing.com)
 
 
 
Ảnh: Đường Nguyễn Huệ trên đường xuống bến Bạch Đằng. Sài Gòn 1959. (Bing. com) 

 

4 comments:

  1. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!
    Sài Gòn mãi mãi trong tim tôi và trong tim mọi người Việt Nam, tôi nghĩ và tôi tin thế.

    Người Tân Định năm xưa.

    ReplyDelete
  2. Nhìn lại hình ảnh Sài Gòn năm xưa mà tôi đang muốn khóc đây!
    Phải làm sao cho dân tôi sống lại được một ngày với Sài Gòn xưa...

    ReplyDelete
  3. Sài Gòn, một thời để yêu và để luyến tiếc muôn đời!

    ReplyDelete
  4. Tự Do đang trở lại, Tự Do phải trở lại với quê hương Việt Nam yêu dấu của tất cả chúng ta.

    ReplyDelete